Cách chăm sóc bé trai sơ sinh mà mẹ bỉm sữa nào cũng nên biết
Cách chăm sóc bé trai sơ sinh mà mẹ bỉm sữa nào cũng nên biết

Chăm sóc bé trong những năm tháng đầu đời chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là với những ai lần đầu làm mẹ. Đặc biệt, cách chăm sóc bé trai sơ sinh sẽ khác so với việc chăm sóc bé gái sơ sinh. Do đó, mẹ hãy tham khảo bài viết này để xem sự khác biệt đó là gì nhé. 

Có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh cho bé trai sơ sinh

Thay tã cẩn thận

Khi thay tã cho bé, mẹ cần chuẩn bị một chiếc khăn vải để che “cậu bé” lại, để tránh bé tài thẳng vào mặt mình mỗi khi thay tã cho con. Bên cạnh đó, khi mặc tã cho bé nhớ để “cậu bé” nằm xuôi xuống, tránh việc bé tè ra mép ngoài của tã. 

Mặc tã lớn hơn 1 size vào ban đêm

Vào ban đêm, mẹ nên mặc cho bé trai sơ sinh loại tã lớn hơn 1 size so với bình thường để tránh tình trạng tràn tã. Tã lớn hơn sẽ có thể thấm hút tốt hơn, rộng rãi hơn cho bé ngủ thoải mái. Hoặc mẹ có thể chọn loại tã ban đêm chuyên dụng để bé có một giấc ngủ ngon.

Chăm sóc bộ phận sinh dục cho bé trai sơ sinh

Bé trai thường gặp tình trạng tè ướt nhiều vùng trước, có khi ướt vùng rốn. Do đó, khi thay tã cho bé mẹ nên lau sạch bộ phận sinh dục của con và lau sạch vùng rốn, thay băng rốn cho khô thoáng. 

Khi vệ sinh cho bé, mẹ nên lau sạch “cậu bé” của con theo hướng từ trên xuống, tuyệt đối không tuốt ngược bao quy đầu. Tiếp theo, mẹ lau sạch vùng đùi, lau sạch vùng mông, hậu môn cho bé thật khô thoáng, để khi mặc tã bé không cảm thấy khó chịu. 

Mẹ nên dùng khăn mềm khi vệ sinh cho bé sơ sinh (Ảnh: Sưu tầm)

“Cậu bé” bị cương

Đây là một trong những hiện tượng thường thấy ở các bé trai. Hiện tượng này có thể gây ngạc nhiên cho những ai lần đầu làm mẹ, tuy điều này rất bình thường. Với bé trai sơ sinh, đây là tín hiệu bàng quang đã đầy, chuẩn bị tiểu.

Cắt bao quy đầu cho con

Cắt bao quy đầu cũng có thể xảy ra các biến chứng, do đó mẹ nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ. Thông thường, việc cắt bao quy đầu cho bé trai chỉ nên thực hiện khi bé trên 3 tuổi trở lên. 

Cách chăm sóc bé trai sơ sinh khi bị bệnh

  • Bé quấy khóc ban đêm: Trong 3 tháng đầu đời bé thường hay khóc đêm, giật mình. Một mẹo để giúp mẹ hạn chế tình trạng này đó là dùng lá trầu không hơ qua lửa, để nguội đến khi còn ấm ấm thì đắp lên rốn cho bé lúc bé đang ngủ.

  • Bé táo bón hoặc đầy bụng: Mẹ có thể dùngcọng mồng tơi non, bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài chấm mật ong, thụt nhẹ vào hậu môn của bé.

  • Bé bị sốt: Khi trẻ bị sốt mẹ dùng lá trầu không rửa sạch, cắt lấy 2 miếng nhỏ dán vào 2 bên thái dương cho bé. Khoảng 1h sau khi lá trầu không khô bong ra thì bé đã hạ sốt. Ngoài ra, mẹ có thể dùng chanh chà nhẹ chanh vào trán, lưng, bẹn hoặc cho bé uống nước diếp cá để hạ sốt cho bé. Tuy nhiên, tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám để nghe bác sĩ tư vấn nhé.

Cách chăm sóc bé trai sơ sinh mà mẹ bỉm sữa nào cũng nên biết

Dùng là trầu không dán cho thái dương cho bé khi bé sốt là mẹo hạ sốt hay (Ảnh: Sưu tầm)

Trên đây là những cách chăm sóc bé trai sơ sinh mẹ có thể tham khảo nếu chưa có nhiều kinh nghiệm chăm bé. Đừng quên theo dõi Góc Làm Mẹ để cập nhật những thông tin hữu ích nhé. 

Tham khảo thêm:

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè xuất phát từ sự tắc nghẽn trong đường hô hấp dưới, thường xảy ra ở trẻ mới sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Khi bé con của bạn phải trải qua cơn sốt kéo dài hoặc dai dẳng, điều này không chỉ khiến cho các bậc phu huynh lo lắng mà còn khiến cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của con.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị bài tiết quá nhanh. Nguyên nhân bao gồm ăn quá mức, ăn không đúng cách.