Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Chăm sóc trẻ sơ sinh là một trong những việc làm không hề đơn giản. Do vậy, để giúp mẹ giảm bớt áp lực chăm con Góc Làm Mẹ sẽ chia sẻ bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng tuổi đúng cách, mẹ có thể tham khảo.
Có thể bạn quan tâm:
> [infographic] - 10 Điều thú vị về trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết
> Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn: Phương pháp vệ sinh mắt bé đúng cách
Theo các chuyên gia, trong 7 ngày đầu tiên của trẻ sơ sinh là khoảng thời gian rất quan trọng, do đó bố mẹ cần phải biết cách chăm sóc bé kỹ lưỡng. Nếu không biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian này, bé có nguy cơ tử vong rất cao (khoảng 50%).
Thực tế, trong 7 ngày đầu tiên sau khi sinh, thần kinh sọ não của bé bị ức chế vì ngủ nhiều, trẻ chỉ thức dậy khi có sự tác động nào đó, ví dụ như ướt tã, đói,...Do đó, bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh trong 7 ngày đầu tiên của cha mẹ là rất cần thiết và quan trọng, sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của bố sẽ giúp mẹ nhanh chóng thích nghi và phát triển tốt hơn.
Mẹ cần khuyến khích bé bú sớm và thường xuyên để bé nhận được sữa non giàu dinh dưỡng. Thời gian và tần suất bú phụ thuộc vào nhu cầu của bé, nhưng thường là 2-4 tiếng/lần và 8-12 lần/ngày. Mẹ cần lưu ý tư thế và cách bú đúng để giúp bé hấp thụ đủ dinh dưỡng.
Mẹ cần chọn tư thế bú thoải mái cho cả mẹ và bé, giữ đầu và lưng của bé thẳng hàng, mặt bé hướng vào bầu vú. Bé nên bú hết một bầu sữa trước khi chuyển sang bầu khác để kích thích sản xuất sữa mới. Nếu bé còn đòi bú sau khi đã hết một bầu vú, hãy cho bé bú vú bên kia. Nếu bé chưa hết mà đã no, mẹ có thể vắt sữa còn dư và lưu trữ. Điều này giúp mẹ hiểu nhu cầu bú của bé và có thể điều chỉnh lượng sữa phù hợp cho các lần sau.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh tuần đầu ba mẹ cần đảm bảo bé ngủ đủ và ngủ sâu. Sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh chủ yếu diễn ra trong giấc ngủ và khi bú sữa. Việc bé ngủ đủ giấc là rất quan trọng, vì thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Trẻ mới sinh thường ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú mỗi 2-3 giờ.
Mặc dù bé chưa phân biệt được ngày đêm, nhưng có thể ngủ nhiều hơn vào ban ngày và ít hơn vào ban đêm. Không cần đánh thức bé để bú, nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như bé non tháng, nhẹ cân, hoặc có vấn đề về dạ dày thực quản có thể cần được bú thường xuyên hơn.
Lần đầu bế con, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng và âu yếm. Trước khi bế bé, nói chuyện với bé và nhẹ nhàng luồn tay xuống dưới đầu, vai và mông bé để bế bé lên một cách nhẹ nhàng. Tư thế bế trẻ an toàn nhất là bé nằm ngang, đầu bé thẳng và mặt bé hướng vào ngực mẹ.
Rốn của trẻ sơ sinh cần được chăm sóc hàng ngày để tránh nhiễm trùng và tổn thương. Mẹ cần rửa tay sạch, tháo băng rốn nhẹ nhàng, kiểm tra và làm sạch vùng rốn bằng nước sạch và sát trùng bằng nước muối sinh lý. Đảm bảo vùng dưới rốn luôn khô ráo và sạch sẽ. Tránh sử dụng nước thơm hoặc bột trong quá trình chăm sóc rốn.Đây là một trong những điều quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh.
Chăm sóc trẻ sơ sinh 7 ngày là rất quan trọng (Ảnh: Internet)
Bé sơ sinh rất non yếu và luôn nhạy cảm với môi trường xung quanh. Nên việc chăm sóc trẻ cần phải nhẹ nhàng và đúng cách. Do đó, mẹ nên biết những kỹ năng chăm bé khi lần đầu làm mẹ như sau:
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi có hệ khung xương yếu ớt và chưa phát triển nên việc bế bé đòi hỏi phải đúng tư thế, đúng cách. Hướng dẫn cách bế trẻ sơ sinh đúng cách như sau:
Dùng một tay đỡ cổ và đầu é, tay còn lại ôm sát bé vào lòng cũng như đỡ luôn phần hông bé.
Khi bế bé, mẹ có thể âu yếm hoặc vuốt ve để tạo nên sự gắn kết, thể hiện sự yêu thương bé. Điều này sẽ giúp cho các giác quan trẻ phát triển.
Không bế cắp nách hoặc bế xốc bé sẽ làm ảnh hưởng hoặc gây tổn thương đến cơ thể bé, thậm chí đây có thể là hành động dễ làm trẻ sơ sinh bị gù lưng.
Không bé cắp bé (Ảnh: Internet)
Đối với trẻ sơ sinh, dạ dày rất nhỏ nên lượng sữa có thể chứa mỗi lần bú khoảng 30 - 90ml. Khi bé chào đời trong vào 24h, mẹ nên cho bé bú cách 2-3 tiếng 1 lần.
Tư thế đúng khi cho bé bú đó là không cho bé nằm ngửa khi bú vì sẽ khiến bé bị sặc sữa, nôn trớ….
Sau khi bú xong, cần giúp bé ợ hơi để cho bụng khó chịu. Mẹ có thể đặt đầu bé lên vai, đỡ mông bé và vỗ nhẹ nhàng.
Khi tắm bé, mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, mũi và bông tăm,...để sau khi tắm cho bé sau mẹ có thể dùng ngay, tránh làm bé cảm lạnh. Khi tắm cho bé, mẹ nên tắm kỹ phần cổ, bẹn, nách, bộ phận sinh dục,...và những nơi có nếp gấp. Sử dụng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh, an toàn và dịu nhẹ cho da bé. Chú ý, trước khi mặc đồ cho bé, mẹ nên lau người cho trẻ thật khô nhé.
Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh: Mẹ nên dùng nước muối sinh lý để rửa/vệ sinh rốn cho bé. Khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh cần vệ sinh nhẹ nhàng và kỹ lưỡng. Sau đó, dùng bông gòn và bông tăm vô trùng để lau khô.
(Ảnh: Internet)
Khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh, mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, ít kiềm,…Đồng thời, ngoài dùng kem dưỡng cho trẻ sơ sinh, mẹ nên dùng thêm phấn rôm để tránh tình trạng bị hăm ở trẻ. Đồng thời, mẹ cũng phải biết cách vệ sinh mắt mũi cho bé đúng cách.
Đối với các vùng như: Mắt, mũi, miệng và lưỡi, mẹ cũng cần quan tâm và chăm sóc thường xuyên. Mẹ nên dùng thuốc nhỏ thuốc mắt, và lau sạch mũi, miệng trẻ sau khi bú bình. Việc làm này nhằm hạn chế vi khuẩn tích tụ gây ra các bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho mẹ. Đừng quên theo dõi Góc Làm Mẹ để cập nhật nhiều thông tin về chăm sóc bé và mẹ bầu nhé.
Xem thêm: