Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu như thế nào?
Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu như thế nào?

Mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần lưu ý những gì, chế độ dinh dưỡng ra sao? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này với Góc Làm Mẹ nhé.

Tham khảo thêm:

Thời gian khám thai

Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cần phải quan tâm đến lịch khám thai. Chú ý tái khám đúng hẹn theo tư vấn của bác sĩ. 

  • Siêu âm khi thai nhi được 6-8 tuần tuổi: Đây là giai đoạn mà mẹ bầu nhất định phải đi khám. Từ 6-8 tuần là khoảng thời gian mà siêu âm có thể biết được, mẹ chắc chắn có thai hay không. Nếu mang thai, bác sĩ siêu âm sẽ xác định tình tuổi thai, tình trạng phát triển và đã có tim thai hay chưa.

  • Thai được 11-13 tuần tuổi: Khi thai bước tháng thứ 10 thì mẹ bầu tuyệt đối đừng bỏ qua thời điểm khám thai này. Giai đoạn này, khi đến khám thai, bác sĩ sẽ kiểm trả để xem thai có bất kỳ dị tật bẩm sinh nào không? Ví dụ như: Hội chứng Down, Edwards và Patau sẽ được phát hiện chính xác thông qua phương pháp siêu âm đo độ mờ da gáy hoặc xét nghiệm Doubtest.

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu như thế nào?

Khám thai định kỳ (Ảnh: Sưu tầm)

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu là hết sức quan trọng đến sự phát triển của thai nhi. Trong thời gian này, mẹ bầu cần phải chú ý đến nguồn dinh dưỡng nạp vào, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. 

  • Thực phẩm giàu axit folic: Mẹ bầu nên bổ sung axit folic trong 3 tháng đầu mang thai. Axit folic có mẹ bầu phòng tránh nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh, nứt cột sống. Để bổ sung axit folic, mẹ bầu có thể ăn nhiều thực phẩm như: Bông cải xanh, măng tây, các loại đậu, gan, trứng, trái cây họ cam quýt, quả mọng,....

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6: Nếu mẹ muốn giảm bớt các tính trạng ốm nghén, khó chịu thì có thể ăn các loại thực phẩm như: Chuối, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, cá ngừ, cá hồi, thịt bò,...

  • Sắt: Mẹ bầu 3 tháng đầu nên bổ sung sắt để hạn chế tình trạng thiếu máu thai kỳ. Các thực phẩm bổ sung sắc như: thịt nạc, nội tạng, các loại đậu, hạt bí ngô, cải bó xôi,...

  • Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa: Đây là nguồn thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu như chất béo, đạm, canxi, vitamin,.... 

  • Các loại thịt: Các loại thịt như thịt heo, thịt gia cầm, thịt bò,...sẽ là nguồn cung cấp protein và sắt dồi dào cho bà bầu.

  • Các loại rau, củ và trái cây: Nguồn thực phẩm này chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa,...Những loại thực phẩm này tốt cho sức khỏe và hạn chế táo bón. 

Kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu như thế nào?

Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu (Ảnh: Sưu tầm)

Luyện tập nâng cao sức khỏe, giữ tinh thần thoải mái

Bên cạnh khám thai và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, mẹ bầu cũng nên luyện tập nhẹ nhàng, siêng vận động để nâng cao sức khỏe và giúp cho tinh thần thoải mái. Mẹ có thể lựa chọn tập các môn như yoga, đi bộ, đạp xe nhẹ nhàng,...Luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh kích động.

Hạn chế các đồ uống có cồn và chất kích thích

Để tốt cho sức khỏe của mẹ và an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Trong suốt giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn và chất kích thíc như: Rượu bia, thuốc lá,...Hạn chế dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, các món ăn sống, chưa chế biến chín,....

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu, mẹ có thể tham khảo để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế thói quen xấu để cho sự phát triển của bé. 

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan
Mang thai tuần 9: Điểm nổi bật của tuần thai này mà mẹ chưa biết
Mang thai tuần 9: Điểm nổi bật của tuần thai này mà mẹ chưa biết
Mang thai tuần 9 là giai đoạn quan trọng trong hành trình thai kỳ, và có nhiều điểm nổi bật đặc sắc mà các bà bầu có thể chưa biết. Trong tuần này, các sự phát triển quan trọng của hai nhi và tình trạng sức khỏe của bản thân mẹ đều đồng loạt diễn ra.
Mang thai tuần 12 mẹ sắp hoàn thành tam cá nguyệt đầu tiên
Mang thai tuần 12 mẹ sắp hoàn thành tam cá nguyệt đầu tiên
Trong quá trình mẹ bầu ở tam cá nguyệt đầu tiên sẽ gặp nhiều khó khăn, trải qua nhiều cảm xúc đan xen. Thai 12 tuần chính là cột mốc sắp hoàn thành tam cá nguyệt đầu tiên.
Tìm hiểu chi tiết vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu
Tìm hiểu chi tiết vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu
Hành trình thai nghén xuyên suốt 9 tháng 10 ngày sẽ mang đến cho mẹ bầu những trải nghiệm mới lạ và học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới. Bài viết mà Góc Làm Mẹ chia sẻ sau đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu.
Những điều mẹ bầu chớ bỏ qua khi mang thai tuần 2
Những điều mẹ bầu chớ bỏ qua khi mang thai tuần 2
Đối với những mẹ bầu “tập đầu”, khi mang thai tuần 2 cơ thể đã có một số thay đổi nhất định để chuẩn bị cho quá trình phát triển của thai nhi.
Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần đầu tiên
Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần đầu tiên
Thông thường nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết mình đã mang thai tuần đầu tiên của thai kỳ bởi không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự phát triển về hình dạng và kích thước của thai nhi.
05 Điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tuần 8
05 Điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tuần 8
Mẹ bầu cần lưu ý những gì để cho thai nhi phát triển tốt khi mang thai tuần 8? Hãy cùng Góc Làm Mẹ khám phá chi tiết qua bài viết dưới đây.