Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết
Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết

Ngoài việc dùng que thử thai để biết mình có mang thai hay không thì mẹ cũng có thể nhận biết mình mang thai qua những thay đổi của cơ thể. Nếu mẹ nào đang thắc mắc làm sao biết mình có thai thì có thể tham khảo qua những dấu hiệu mang thai sau đây trong bài viết này cùng Góc Làm Mẹ.

Xem thêm:

> Một số dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất từ tuần đầu tiên

> Trễ kinh bao lâu thì biết có thai?

10 Dấu hiệu mang thai sớm sau khi quan hệ 1 tuần

Có những dấu hiệu mang thai sớm mẹ bầu cần biết để bảo vệ bản thân tốt hơn, hạn chế các việc sảy thai có thể xảy nếu mẹ vô tình không biết mình đã mang thai. 

Đau bụng dưới, chướng bụng

Khi mang thai, tử cung mọc lớn và co bóp, gây đau bụng tương tự như đau kinh. Dây chằng nâng đỡ tử cung cũng có thể giãn ra, gây đau khi vặn người. Nhu động dạ dày và ruột chậm lại, gây ra cảm giác chướng bụng và đau dưới bụng do táo bón. Nếu đau không giảm sau nghỉ ngơi hoặc có dấu hiệu nguy cơ, cần đến bệnh viện kiểm tra.

Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết

Ảnh: Internet

Tiết dịch âm đạo nhiều

Chất nhầy ở cổ tử cung dày lên để chuẩn bị cho việc thụ tinh. Nếu thụ tinh thành công, chất nhầy hoạt động mạnh hơn để bảo vệ trứng. Dịch tiết âm đạo có thể trở nên loãng và mịn hơn, thường có màu trắng sữa hoặc vàng và có thể có mùi chua. Đây là một dấu hiệu sớm của việc mang thai.

Chảy máu âm đạo

Không phải tất cả phụ nữ đều có dấu hiệu chảy máu âm đạo trong tuần đầu của thai kỳ. Khoảng 25-30% phụ nữ có thể gặp triệu chứng này trong vài ngày đầu thai kỳ. Hiện tượng này được gọi là "chảy máu khi cấy ghép", khi lớp niêm mạc tử cung dày lên sau khi thụ tinh và trứng được cố định sâu hơn, dẫn đến chảy máu qua đường âm đạo. Do đó, nếu bạn không gặp kinh nguyệt đúng dự kiến, thì đó có thể là dấu hiệu có thai. 

Thèm ăn quá mức

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, sự chậm nhu động của đường tiêu hóa có thể gây khó tiêu và chán ăn. Nếu không có sự thèm ăn, hãy ăn chậm và uống đủ nước. Nếu bạn thèm ăn, hãy tránh ăn quá nhiều để tránh tăng cân quá mức và thử thay đổi tâm trạng bằng cách đi bộ. Sở thích ăn uống có thể thay đổi trong thai kỳ, vì vậy nếu bạn thèm những món ăn mà trước đây không thích, có thể bạn đang mang thai.

Chóng mặt

Chóng mặt và cảm giác váng đầu sau 1 tuần quan hệ có thể là dấu hiệu của mang thai do thay đổi trong hệ thống tim mạch. Huyết áp thường giảm ở giai đoạn đầu của thai kỳ và tăng dần vào cuối thai kỳ, làm cơ thể phải điều chỉnh để thích nghi. Nếu cảm giác chóng mặt kéo dài hoặc đi kèm với triệu chứng khác, bạn nên thăm bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết

Ảnh: Internet

Nhạy cảm với mùi

Triệu chứng nhạy cảm với mùi khi mang thai là do nồng độ hormone tăng cao. Hơn 2/3 phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt đầu thường có khứu giác nhạy cảm hơn. Mùi cơm, đồ luộc, hải sản, cà phê và thuốc lá thường gây khó chịu.

Chậm kinh

Đây là dấu hiệu mang thai dễ nhận biết nhất. Vì sau quá trình thụ thai, cơ thể bắt đầu tiết ra hormone hCG, làm cho chu kỳ kinh tiếp theo không xảy ra. Tuy nhiên, đối với những người có chu kỳ kinh không đều, việc này có thể gây nhầm lẫn với việc có thai.

Đau vú

Mỗi khi mang thai, nhiều mẹ bầu thường gặp các biểu hiện như ngực căng, núm vú đau, và quầng xung quanh vú chuyển sang màu sẫm hơn. Dấu hiệu mang thai này thường xuất hiện từ tuần thứ 4-6 của thai kỳ.

Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết

Ảnh: Internet

Tăng cân đột ngột

Với nhiều mẹ bầu, việc tăng cân đột ngột là điều phổ biến, do họ thường cảm thấy thèm ăn và thường ăn rất ngon miệng để bổ sung dưỡng chất thiếu hụt khi mang bầu.

Táo bón

Táo bón và đầy hơi là dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ mang thai trong tuần đầu. Nguyên nhân là do hormone progesterone làm giảm sự co bóp của đường tiêu hóa. Để giảm tình trạng này, hãy uống đủ nước (khoảng 2 - 2,5 lít mỗi ngày) và ăn nhiều rau củ giàu vitamin và chất xơ.

Những dấu hiệu mang thai trong những tuần tiếp theo mẹ có thể chưa biết

  • Đau lưng: Đau nhức hoặc mỏi ở sống lưng có thể là dấu hiệu của mang thai sớm. Dây chằng ở lưng có thể giãn ra để thích nghi với sự phát triển của tử cung.

  • Nhạy cảm với nhiệt độ: Thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể làm bạn cảm thấy không thoải mái với môi trường nhiệt đới hoặc lạnh.

  • Khó thở và hụt hơi: Lượng hormone tăng và cơ thể cần thêm không khí cho thai nhi, dẫn đến khó thở và hụt hơi. Khi kéo dài và kết hợp với các triệu chứng khác, có thể cân nhắc sử dụng que thử thai để kiểm tra.

  • Rụng tóc và vấn đề da: Thay đổi hormone có thể gây ra rụng tóc, tóc xơ rối, và các vấn đề da như nám, mụn trứng cá cũng là dấu hiệu của mang thai sớm.

  • Tăng nhịp tim: Tăng nhịp tim là biểu hiện phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu khi mang thai. Nhịp tim cần đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cho thai nhi, do lưu lượng máu tăng lên.

  • Ợ chua: Hormone mang thai có thể làm van giữa dạ dày và thực quản giãn ra, làm cho axit dạ dày tràn vào thực quản, gây ra cảm giác ợ chua.

Câu hỏi thường gặp về dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu mang thai 2 tuần?

Dấu hiệu mang thai 2 tuần mẹ có thể dễ dàng nhận biết đó là vùng ngực căng tức, màu sắc của âm đạo có sự thay đổi, buồn nôn,....

Mang thai tuần thứ 3 có biểu hiện gì?

Khi thai 3 tuần tuổi, phụ nữ có thể chú ý đến một số dấu hiệu như chuột rút, căng cơ vùng chậu, bụng đầy hơi, ngực căng tức, nhạy cảm với mùi, nôn và buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng, rỉ máu ra quần lượng ít, và cảm giác mắc tiểu,...

Trên đây là những dấu hiệu mang thai mà mẹ bầu cần biết để chuẩn bị cho thai kỳ được tốt hơn, đảm bảo sức khỏe của bản thân và sức khỏe thai nhi mẹ nhé.

Xem thêm:

Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì

Bài viết liên quan
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Mẹ cần biết được mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì để có thể kiêng những thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Mang thai tuần 13 có những thay đổi gì?
Mang thai tuần 13 có những thay đổi gì?
Mang thai tuần13 trọng lượng của thai nhi sẽ khoảng 21.3 gram, chiều dài từ đầu đến mông khoảng 7.72 cm. Đây là một giai đoạn quan trọng của sự phát triển và hình thành bên trong tử cung của mẹ.
Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?
Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?
Khi mẹ mang thai tuần 11 của thai kỳ, ngón tay và ngón chân của em bé trở nên rõ ràng hơn sau khi mất đi màng bọc. Ở giai đoạn này, bé có sự phát triển đặc biệt.
Mang thai tuần 10 có gì đặc biệt mà mẹ chưa biết?
Mang thai tuần 10 có gì đặc biệt mà mẹ chưa biết?
Mang thai tuần 10 là giai đoạn quan trọng đánh dấu bước tiến lớn trong hành trình thai kỳ, và có rất nhiều điều đặc biệt mà các bà bầu có thể chưa biết.
Những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu mẹ bầu cần lưu ý
Những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu mẹ bầu cần lưu ý
Có rất nhiều trường hợp sảy thai sớm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do đó những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên nhất định phát lưu ý nắm rõ những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu mà Góc Làm Mẹ dưới đây để kịp thời có biện pháp xử lý.