Cách chăm sóc mẹ bầu suốt thai kỳ
Cách chăm sóc mẹ bầu suốt thai kỳ

Chăm sóc mẹ bầu trong suốt thai kỳ hợp lý, đúng cách sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh và đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Do đó, nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc phụ nữ mang thai thì hãy tham khảo bài viết sau.

Kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu

Mẹ bầu cần làm gì trong 3 tháng đầu?

Khi mới mang thai cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, bầu sữa căng, thân nhiệt tăng cao và xuất hiện nhiều dấu hiệu như chán ăn, mệt mỏi, sợ mùi,....Đối với những chị em lần đầu làm mẹ thường còn nhiều bỡ ngỡ, do đó hãy tham khảo kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu dưới đây.

6 Lưu ý mẹ bầu cần làm trong 3 tháng đầu

  • Trong giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là axit folic và sắt. 

  • Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày để đảm bảo sức khỏe và có đủ năng lượng. 

  • Có thể ăn bổ sung các loại thực phẩm như: Bánh quy, gừng, cam, táo,..để hạn chế tình trạng ốm nghén trong tam cá nguyệt đầu tiên.

  • Không nên dùng các loại đồ uống có cồn và các chất kích thích. Đồng thời không nên ăn một số loại rau củ như: Đu đủ, dứa, rau xam, mướt đắng, rau ngót,...

  • Mẹ nên nghỉ ngơi thư giãn để có một tâm lý thoải mái. Mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng. 

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu và suốt thai kỳ

Nên bổ sung đầy đủ chất, ăn nhiều hoa quả tươi (Ảnh: Internet)

Những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu

1. Không sơn móng tay

Trong nước sơn móng tay có chứa hóa chất phthalates. Chất này có thể ảnh hướng xấu để quá trình phát triển của thai nhi, hơn mùi sơn móng nồng, không tốt cho hệ hô hấp và khiến mẹ bị nghén nhiều hơn.

2. Không tẩy trắng răng

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên sử dụng các chất tẩy trắng răng vì sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi, đồng thời khiến mẹ dễ bị ê buốt răng. 

3. Không nên vận động mạnh, không giơ 2 tay lên cao, không leo cao

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu hạn chế vận động mạnh, làm việc hoặc mang vác các vật nặng quá sức. Hạn chế leo cầu thang và không nên giơ 2 tay lên cao để tránh nguy hiểm cho thai nhi.

4. Kiêng sinh hoạt vợ chồng

Trong 3 tháng đầu thai kỳ rất dễ bị sảy thai, do đó nên hạn chế việc sinh hoạt vợ chồng để tránh gây động thai, gây ra những cơn đau thắt,...hoặc thậm chí nếu không cẩn thận có thể khiến mẹ sảy thai. 

5. Không dùng chất kích thích và đồ uống có cồn

Mẹ không nên hút thuốc lá, sử dụng bia rượu và các đồ uống có cồn khác. Ngoài ra mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ uống như cà phê và trà,..

6. Không tự ý dùng thuốc điều trị

Dùng thuốc điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ là điều cấm kỵ khi chăm sóc mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. Vì trong thuốc có thể chứa các thành phần làm ảnh hưởng đến thai nhi, nặng hơn có thể dẫn đến quái thai hoặc sảy thai. 

7. Không nên căng thẳng

Mẹ nên thư giãn, đi massage, nghe nhạc để thư thái tâm hồn. Mẹ nên đi ngủ đúng giờ, ngủ sớm và không nên làm việc nhiều. 

8. Không tiếp xúc với thú cưng, chó mèo

Tiếp xúc với chó mèo khi mang thai không tốt cho mẹ bầu, vì chó mẹ thường rụng lông và có mùi hôi. Hơn nữa, nếu tiếp xúc với phân mèo có thể khiến mẹ bầu lây khuẩn toxoplasmosis, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

9. Hạn chế đến nơi đông người

Môi trường xung quanh cũng là một trong những điều mà mẹ cần lưu ý. Hạn chế đến những nơi đông người vì nơi này luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm vô hình mà chúng ta khó kiểm soát được.

10. Không tham gia các trò chơi cảm giác mạnh 

Khi mang thai 3 tháng đầu mẹ không nên tham gia chơi các trò chơi khiến mẹ bầu xúc động mạnh, chóng mặt, buồn nôn.

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu và suốt thai kỳ

Mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với chó mèo (Ảnh: Internet)

Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Chăm sóc mẹ bầu cần chú ý đến dinh dưỡng 3 tháng đầu. Trong giai đoạn này thai nhi cần được phát triển ổn định, vậy nên mẹ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết: Chất đạm, chất béo, chất săt, chất xơ, canxi, vitamin và khoáng chất,...

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung thêm axit folic 400mcg/ngày để hỗ trợ sự phát triển về thần kinh, giảm nguy cơ dị tật thai nhi. 

Giai đoạn này, nếu mẹ bầu bị nghén thì có thể hạn chế sử dụng các thực có mùi khó chịu, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để dễ ăn, tiêu hóa tốt hơn. Sau đây là thực phẩm tốt khi chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu:

  • Uống sữa mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ

  • Ăn các thực phẩm như thịt lợn nạc, thịt bò và các thực phẩm giàu protein như cá sạch các loại.

  • Ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt

  • Uống các loại nước ép trai cây như ép táo, cam, sinh tố bơ,...

Kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa

Những điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng giữa

Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Kiêng trèo cao, không  bê vác đồ nặng, leo trèo cầu thang,…

  • Không đứng lên hoặc ngồi xuống quá đột ngột.

  • Không đứng yên ở một vị trí quá lâu.

  • Không cúi đầu xuống dưới thường xuyên để làm việc.

  • Không mang giày cao gót khi đi làm hoặc đi chơi.

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu và suốt thai kỳ

Mẹ bầu không nên vận động mạnh (Ảnh: Internet)

Chế đô dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa

Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu nên tăng khoảng 3-4kg là hợp lý. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng giữa nên bổ sung 3 nhóm thực phẩm cơ bản sau:

  • Nhóm chất bột: Cơm, mì, ngô, sắn, khoai,…

  • Nhóm chất đạm: Cá, thịt, trứng, đậu, đỗ, tôm, cua,…

  • Nhóm chất béo: Dầu, lạc, mỡ, vừng,…

  • Nhóm vitamin, chất xơ, khoáng chất: Lạc, vừng, mỡ, dầu,…

Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung thêm 2550 kcal/ngà để đảm bảo dinh dưỡng cho con cũng như giúp mẹ có đủ năng lượng hoạt động hàng ngày. Cùng với đó, mẹ bầu nên uống đủ nước, tốt nhất hơn 1 lít/ngày, dùng thêm thuốc bổ, vitamin theo chỉ định của bác sĩ.

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Vào tam cá nguyệt cuối cùng, chế độ chăm sóc mẹ bầu cũng không có sự khác biệt quá lớn so với những tháng trước. Tuy nhiên, vào những tháng cuối thai kỳ mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Mẹ nên đi khám thai thường xuyên.

  • Nên tìm hiểu và lựa chọn các bệnh viện cùng những thủ tục trước khi sinh

  • Vẫn cần đảm bảo duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các kiến thức cần thiết về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày.

Trên đây là tất cả những những kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu cần biết. Hãy lưu lại và tham khảo mẹ nhé. 

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.