Mang thai 3 tháng đầu mẹ cần biết gì?
Mang thai 3 tháng đầu mẹ cần biết gì?

Đối với những người sắp trở thành mẹ lần đầu, việc hiểu đầy đủ về thai kỳ là điều vô cùng quan trọng. Cần lên kế hoạch tỉ mỉ để bổ sung dinh dưỡng và thay đổi thói quen sinh hoạt để giúp hỗ trợ quá trình mang thai 3 tháng đầu và cả thai kỳ thật tốt. 

Có thể bạn quan tâm:

> Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau gì?

Các triệu chứng và thay đổi của mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai có thể trải qua nhiều triệu chứng và thay đổi cơ thể khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu như:

Những thay đổi ở vùng ngực

Dấu hiệu dễ nhận thấy ở phụ nữ mới mang thai là ngực sưng, đau; núm vú sẫm màu và nhô ra; quầng vú lớn hơn do nồng độ hormone hCG tăng cao. Triệu chứng này thường giảm dần và mất hẳn sau ba tháng đầu thai kỳ khi cơ thể đã tự điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi nội tiết tố.

Buồn nôn

Khoảng 2/3 phụ nữ mang thai 3 tháng đầu sẽ có triệu chứng buồn nôn. Đây là dấu hiệu mang thai sớm, xuất hiện trong 1-2 tuần đầu. Sang tam cá nguyệt thứ hai, triệu chứng này thường giảm dần và mất hẳn, chỉ một số ít trường hợp kéo dài đến cuối thai kỳ.

Ảnh: Internet

Đi tiểu nhiều

Nếu bạn thường xuyên đi tiểu vào ban đêm, đó có thể là dấu hiệu mang thai sớm do sự thay đổi nội tiết tố (hormone hCG) và sự phát triển của tử cung gây áp lực lên bàng quang.

Cổ tử cung ẩm ướt

Chất nhầy cổ tử cung, hay dịch tiết, sẽ dày lên trong quá trình rụng trứng để giúp tinh trùng dễ gặp trứng. Nếu thụ thai không xảy ra, chất nhầy sẽ khô trong vòng 24 giờ sau khi rụng trứng. Ngược lại, nếu thụ thai đã xảy ra, chất nhầy sẽ tiếp tục được sản xuất trong nhiều ngày sau, khiến bạn cảm thấy ẩm ướt. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi mang thai.

Mệt mỏi

Khi thụ thai thành công, nồng độ progesterone tăng nhanh trong tam cá nguyệt đầu tiên để duy trì thai kỳ và ngăn ngừa co bóp tử cung. Tuy nhiên, sự gia tăng này có thể khiến phụ nữ mang thai mệt mỏi và kiệt sức.

Đầy hơi

Khi nồng độ progesterone tăng lên, điều này có thể làm cho các cơ, bao gồm cơ trơn trong hệ tiêu hóa, giảm khả năng co bóp. Do đó, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại, dẫn đến cảm giác đầy hơi và ợ hơi.

Ảnh: Internet

Chảy máu âm đạo

Khi trứng thụ tinh cấy sâu vào niêm mạc tử cung dày, có thể xuất hiện chảy máu âm đạo, điều này xảy ra khoảng 25-30% phụ nữ mang thai trong vài ngày đầu. Để phân biệt, bạn nên quan sát màu sắc và lượng máu. Chảy máu do mang thai thường ít, màu nâu và hồng nhạt, không phải màu đỏ sẫm hay đỏ tươi như kinh nguyệt.

Đau lưng

Khi mang thai, tử cung sẽ phát triển để chuẩn bị cho việc mang thai. Điều này có thể gây ra đau ở vùng sống lưng, đặc biệt khi thai nhi lớn dần, và các cơn đau này có thể xảy ra thường xuyên hơn.

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu

Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Ăn uống trong ba tháng đầu của thai kỳ là vấn đề rất quan trọng. Mẹ bầu mới chỉ bước vào giai đoạn này nên chưa cần phải ăn nhiều như cho hai người. Tình trạng ốm nghén thường xuyên xuất hiện khiến mẹ khó chịu và khó tiếp nhận nhiều loại thực phẩm. Do đó, việc chăm sóc dinh dưỡng trong giai đoạn này rất quan trọng để thai nhi phát triển tốt nhất.

Để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu đạm: thịt, cá, tôm, cua, hải sản.

  • Thực phẩm giàu acid folic như các loại đậu,  bí đao, súp lơ.

  • Thực phẩm giàu sắt: thịt bò, thịt gia cầm, trứng gà, rau lá xanh, ngũ cốc.

  • Trái cây tươi như đủ chín, nho, chuối, cam.

  • Thực phẩm giàu canxi và vitamin D: phô mai, sữa, hạt, cá, tôm, cua.

Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D, E, kẽm và các khoáng chất quan trọng cho giai đoạn phát triển đầu tiên của thai nhi.

Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên tránh những loại thực phẩm sau:

  • Rau củ như rau sam, ngải cứu, rau răm, rau ngót, khoai tây mầm, rau chùm ngây, quả mướp đắng.

  • Trái cây như đu đủ xanh, dứa, nhãn, vải, quả đào, mãng cầu, táo mèo. Hạn chế ăn các loại quả khác như dưa hấu lạnh và vú sữa.

  • Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá thu, vì chúng dễ gây nhiễm độc cho mẹ và thai nhi.

  • Thực phẩm muối như măng chua, dưa muối, hành kiệu ngâm, vì chứa acid không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

  • Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn thường mất đi lượng vitamin quan trọng.

  • Đồ ăn chưa được nấu kỹ, đồ tái, gỏi sống.

  • Nên hạn chế thức ăn cay nóng và gia vị nhiều.

Ảnh: Internet

Bầu 3 tháng đầu không nên ăn hải sản gì?

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn các loại hải sản có nguy cơ cao gây độc như cá ngừ, cá thu, cá hồi do chứa thủy ngân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, cần tránh hải sản sống như sushi, sashimi và các loại tôm, cua, sò mềm chưa nấu chín kỹ để phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. 

Lựa chọn các loại hải sản đông lạnh đã qua kiểm tra an toàn thực phẩm cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Những vấn đề cần lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu

  • Sảy thai thường xảy ra trong 13 tuần đầu thai kỳ với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều phụ nữ không biết mình đã mang thai khi bị sảy thai.

  • Việc phát hiện thai sớm giúp tăng khả năng sinh con khỏe mạnh. Nguyên nhân sảy thai có thể do dị dạng thai nhi, lỗi phân bào, hoặc liên quan đến tiền sử gia đình và sức khỏe cá nhân. Để giảm nguy cơ sảy thai, phụ nữ cần nắm rõ các kiến thức quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phụ nữ nên tránh các hoạt động mạnh như chạy bộ, nhảy dây và leo núi. Thay vào đó, tập thể dục nhẹ nhàng như yoga và đi bộ là lựa chọn tốt để duy trì sức khỏe.

  • Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như caffeine, rượu và thuốc lá để bảo vệ thai nhi. 

  • Đặc biệt, việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho bà bầu là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

  • Trong ba tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần duy trì sự ổn định cho sự phát triển của thai nhi là ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm bổ sung và vitamin, quan trọng nhất là bổ sung axit folic để tối ưu hóa sự phát triển của thai nhi.

Chuẩn bị tinh thần khi mang thai 3 tháng đầu

Trong ba tháng đầu thai kỳ, yếu tố tâm lý được coi là quan trọng nhất. Người mẹ cần duy trì tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, vì tâm lý bất ổn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu mang thai, điều chỉnh lối sống và dành thời gian nghỉ ngơi giúp bảo vệ thai nhi khỏi tác động mạnh, giảm nguy cơ động thai, sảy thai hoặc các biến chứng không mong muốn. 

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích dành cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu. 

Xem thêm:

Bầu 3 tháng đầu không nên ăn hải sản gì?

> Chăm sóc mẹ bầu

Bài viết liên quan
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Mẹ cần biết được mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì để có thể kiêng những thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết
Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết
Làm sao để biết mình mang thai? Nếu mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm có thể tham khảo các dấu hiệu mang thai trong bài viết này nhé.
Mang thai tuần 13 có những thay đổi gì?
Mang thai tuần 13 có những thay đổi gì?
Mang thai tuần13 trọng lượng của thai nhi sẽ khoảng 21.3 gram, chiều dài từ đầu đến mông khoảng 7.72 cm. Đây là một giai đoạn quan trọng của sự phát triển và hình thành bên trong tử cung của mẹ.
Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?
Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?
Khi mẹ mang thai tuần 11 của thai kỳ, ngón tay và ngón chân của em bé trở nên rõ ràng hơn sau khi mất đi màng bọc. Ở giai đoạn này, bé có sự phát triển đặc biệt.
Mang thai tuần 10 có gì đặc biệt mà mẹ chưa biết?
Mang thai tuần 10 có gì đặc biệt mà mẹ chưa biết?
Mang thai tuần 10 là giai đoạn quan trọng đánh dấu bước tiến lớn trong hành trình thai kỳ, và có rất nhiều điều đặc biệt mà các bà bầu có thể chưa biết.
Những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu mẹ bầu cần lưu ý
Những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu mẹ bầu cần lưu ý
Có rất nhiều trường hợp sảy thai sớm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do đó những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên nhất định phát lưu ý nắm rõ những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu mà Góc Làm Mẹ dưới đây để kịp thời có biện pháp xử lý.