Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Một chế độ dinh dưỡng thai kỳ khoa học, đủ chất sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm cần thiết, mẹ cũng nên biết mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì để hạn chế được những rủi ro thai kỳ không đáng có. Cùng tìm hiểu bài viết này với Góc Làm Mẹ để biết mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn uống như thế nào nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sự hình thành và phát triển của thai nhi rất quan trọng. Hệ thần kinh, não, tủy sống, và nhiều cơ quan nội tạng khác bắt đầu hình thành từ tuần thứ 4 đến thứ 12.
Để đảm bảo sự phát triển toàn diện, việc cung cấp đủ dưỡng chất như axit folic, sắt, canxi, và vitamin D là rất quan trọng. Thiếu dưỡng chất có thể gây ra các vấn đề như dị tật, suy dinh dưỡng hoặc sảy thai. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng, thực đơn cho mẹ bầu trong giai đoạn này cần được chăm sóc kỹ lưỡng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Ảnh: Internet
Mủ đu đủ có thể gây ra co thắt tử cung dẫn đến sảy thai và gây dị ứng như chảy nước mũi, sưng vùng miệng, phát ban da, thậm chí khó thở hoặc sốc phản vệ.
Tuy nhiên, đu đủ chín (vỏ vàng hoàn toàn) chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho một thai kỳ khỏe mạnh như Folate, Beta-carotene, Kali, Vitamin A, B, C, chất xơ…
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn đu đủ sống (Ảnh: Internet)
Các loại thực phẩm được chế biến và đóng gói như nước trái cây, bữa ăn công nghiệp đóng hộp, bánh ngọt, sữa đặc có đường, mì gói… thường chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, lượng đường và lượng Natri cao, cùng với lượng Calo không có giá trị dinh dưỡng cao, không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Bên cạnh đó, một số thực phẩm đóng gói có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Do đó, tốt nhất là mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng bữa ăn nấu tại nhà, từ các nguyên liệu tự nhiên và hữu cơ để đảm bảo an toàn và sự phát triển khỏe mạnh cho mẹ và thai nhi.
Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên tránh các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kình, cá ngừ và cá kiếm. Thủy ngân có thể gây ra nhiều biến chứng xấu cho thai nhi, đặc biệt là ảnh hưởng đến não.
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn hải sản (Ảnh: Internet)
Khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên kiêng ăn rau ngót. Rau ngót, mặc dù tốt cho phụ nữ sau sinh, không phù hợp cho bà bầu trong giai đoạn đầu thai kỳ. Rau ngót chứa nhiều papaverin, một chất có thể làm mềm và giãn các cơ nâng đỡ tử cung, dẫn đến nguy cơ phôi thai bị bong tróc và sảy thai. Do đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ loại rau này và chờ đến khi thai nhi đã phát triển ổn định mới bổ sung rau ngót vào thực đơn.
Mẹ bầu nên kiêng ăn dứa trong 3 tháng đầu của thai kỳ, vì chứa Bromelain, có thể làm mềm cổ tử cung và gây chuyển dạ sớm. Ăn nhiều dứa cũng dễ gây trào ngược, ợ nóng, tiêu chảy và dị ứng. Một vài lát thì không sao, nhưng nên hạn chế ăn nhiều và thường xuyên.
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh các thực phẩm và đồ uống chứa caffeine, vì chúng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây khó ngủ, hồi hộp, căng thẳng, và tăng nguy cơ sảy thai nếu tiêu thụ quá mức. Ngoài ra, bia rượu và các thức uống có cồn có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh của thai nhi.
Trong những năm gần đây, khoa học đã phát hiện ra nhiều lợi ích của rau chùm ngây đối với sức khỏe. Rau chùm ngây cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú và thường được dùng để nấu canh hoặc sấy khô, nghiền bột pha uống. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau chùm ngây vì chứa hoạt chất alpha-sitosterol, có tác dụng ngừa thai tương tự. Alpha-sitosterol có thể làm mềm các cơ trơn trong tử cung, dẫn đến nguy cơ động thai hoặc sảy thai.
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau chùm ngây (Ảnh: Internet)
Trong măng tươi có chứa nhiều glucozit. Khi hấp thụ vào cơ thể, glucozit có thể chuyển hóa thành axit xyanhydric, gây nguy cơ ngộ độc. Nếu không được chế biến kỹ trước khi ăn, mẹ bầu có thể gặp triệu chứng như nôn ói, khó thở, đau đầu, và nguy cơ tử vong.
Khổ qua và mướp đắng có thể gây nguy cơ cho bà bầu nếu ăn không đúng cách, bao gồm ngộ độc, tiêu chảy, và nguy cơ sảy thai. Mẹ mang thai 3 tháng đầu nên tránh ăn loại này. Trong giai đoạn sau, nên ăn nhưng không quá nhiều và chế biến đúng cách.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu là một phần quan trọng giúp mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện. Một chế độ ăn tốt là chế độ ăn với cân bằng các nhóm chất như chất bột đường, chất đạm, chất béo và các loại vitamin.
Các dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ
Acid Folic: Rất quan trọng trong việc ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung qua thực phẩm như rau xanh, đậu, trái cây họ cam quýt và các loại hạt.
Sắt: Cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu, giúp ngăn ngừa thiếu máu. Thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, gan, cá, gia cầm, đậu và rau lá xanh đậm.
Canxi: Giúp phát triển xương và răng của thai nhi, đồng thời bảo vệ xương của mẹ. Sữa, sản phẩm từ sữa, cá hồi, hạt chia và các loại rau xanh là nguồn canxi tốt.
Protein: Cần thiết cho sự phát triển cơ bắp và các mô của thai nhi. Các nguồn protein tốt bao gồm thịt, cá, trứng, đậu, hạt và sản phẩm từ đậu nành.
Kẽm: Hỗ trợ hệ miễn dịch và sự phân chia tế bào.
Vitamin D: Giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn, hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi và duy trì xương chắc khỏe cho mẹ. Nguồn vitamin D tốt bao gồm ánh nắng mặt trời, cá béo (như cá hồi và cá ngừ), trứng và sữa tăng cường vitamin D.
Một chế độ dinh dưỡng khoa học trong thai kỳ không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh mà còn đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất, góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của trẻ sau này. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì để có chế độ ăn uống hợp lý.
Xem thêm: