Mẹ bỉm sữa là gì? Các chế độ ăn cho mẹ bỉm sữa có nhiều sữa để bé bú
Mẹ bỉm sữa là gì? Các chế độ ăn cho mẹ bỉm sữa có nhiều sữa để bé bú

Để có đủ lượng sữa cho bé bú cũng như giúp bé phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm sữa cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là các chế độ ăn cho mẹ bỉm sữa giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào, thoải mái cho bé bú. 

Có thể bạn quan tâm:

Mẹ bị Covid có cho con bú được không?

> 5 Lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Mẹ bỉm sữa là gì?

Mẹ bỉm sữa thực tế là một cụm từ lóng, hiện nay được sử dụng rộng rãi để nói về các bà mẹ sau sinh và trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều cụm từ "mẹ bỉm sữa" trên mạng xã hội, trên các hội nhóm chia sẻ về kinh nghiệm nuôi con của mẹ bỉm sữa,....

Cái tên "mẹ bỉm sữa" ra đời là một cách gọi thân thương dành cho những chị em nuôi con nhỏ vì lúc nào cũng tất bật với những việc như: Chăm con, thay bỉm, cho con bú sữa,...Những việc này xoay quanh cuộc sống hằng ngày của mẹ.

Nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ bỉm sữa khi cho con bú

So với thời gian thai kỳ, mẹ bỉm sữa cần rất nhiều dinh dưỡng cũng như năng lượng hơn để có thể tạo ra nhiều sữa cho con bú. 

1. Nhu cầu năng lượng cho mẹ bỉm sữa

Theo nghiên cứu, mẹ bỉm sữa cần nhiều năng lượng hơn sơ với phụ nữ bình thường. Cụ thể mẹ bỉm sữa cần hơn 500 calo/ngày để đảm bảo đủ năng lượng hỗ trợ các hoạt động của cơ thể cũng như sản xuất sữa cho bé bú. 

Mẹ bỉm sữa: Các chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng để có nhiều sữa cho bé bú

Mẹ bỉm sữa cần hơn 500 calo/ ngày (Ảnh: Internet)

2. Nhu cầu dĩnh dưỡng cho mẹ bỉm sữa

  • Chất đạm: Mẹ bỉm sữa cần cung cấp khoảnh 79gr đạm mỗi ngày trong 6 tháng đầu sau sinh và 6 tháng tiếp theo sẽ cần khoảng 73gr đạm/ngày. Trong đó, lượng đạm động vật mẹ bỉm sữa cần nạp vào phải chiếm hơn 30% lượng protein tiêu thụ mỗi ngày. Do đó, mẹ bỉm sữa cho con bú còn thề bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như sữa, trứng, cá, thịt,...

  • Chất béo: Trong mỗi khẩu phần ăn của mẹ bỉm sữa, lượng chất béo cần có là khoảng từ 20 - 30% để đảm bảo cho sự phát triển về thị lực và trí não của bé. Đặc biệt, mẹ nên bổ sung các loại chất béo như DHA, n3, n6, EPD,...Những chất béo tốt này có nhiều trong các loại cá mỡ, dầu cá, dầu thực vật,...

  • Vitamin và các khoáng chất: Mẹ sau sinh đang cho con bú thì nên ăn nhiều rau củ và trái cây. Tốt nhất mẹ nên bổ sung trên 400gr vitamin và khoáng chất mỗi ngày để hạn chế các tình trạng táo bón và tốt cho sức đề kháng. 

  • Nước: Cơ thể mẹ bỉm sữa đang cho con bú cần khoảng từ  2 - 2.5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo lượng sữa cho bé.

Quy tắc ăn uống đủ chất cho mẹ bỉm sữa

1. Ăn nhiều bữa

Vì mẹ bỉm sữa cần nhiều năng lượng nên mẹ có thể chia thành nhiều bữa trong ngày hoặc có thể tăng khẩu phần ăn của mình lên. Tốt nhất mẹ có thể ăn từ 3 - 6 bữa/ngày để cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết. 

2. Xây dựng chế độ ăn đa dạng

Một bữa ăn của mẹ bỉm sữa nên được thay đổi liên tục hoặc đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để có đủ dưỡng chất cho bé bú. Dù nên có chế độ ăn đa dạng nhưng mẹ cần phải đảm bảo cân bằng được 4 chất sau: Đạm, béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. 

Gợi ý: Mỗi ngày, mẹ bỉm sữa có thể bổ sung

  • 50 - 100gr đậu và chế phẩm từ đậu
  • 450 - 500gr ngũ cốc

  • 80 - 100gr cá và thịt

  • 100 - 200gr hoa quả

  • 300 - 400gr rau

  • 40 - 50gr trứng

  • 20gr dầu mỡ

Mẹ bỉm sữa: Các chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng để có nhiều sữa cho bé bú

Chế độ ăn của mẹ bỉm sữa phải đa dạng và đủ chất (Ảnh: Internet)

Những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho mẹ bỉm sữa

  • Mẹ không nên ăn kiêng trong thời gian cho bé bú, vì mẹ bỉm sữa cần có đủ năng lượng và dinh dưỡng để cho bé bú. 

  • Mẹ nên có chế độ ngủ và nghỉ ngơi hợp lý, không nên tức giận hoặc lo lắng nhiều. 

  • Nên chọn mua và dùng những loại thực phẩm tươi ngon, hợp vệ sinh

  • Không nên dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ vì sẽ dễ làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé. 

  • Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên dùng các loại chất kích thích, bia rượu, trà, cà phê. 

  • Không nên dùng các loại gia vị quá cay hoặc có mùi nồng

  • Không nên ăn các loại cá chứa thủy ngân như: Cá ngừ, cá kiếm, cá mập,....

  • Không ăn các thức ăn cũ, đã bị ôi thiu,...

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ bỉm sữa có thể dễ dàng xây dựng cho mình thực đơn dinh dưỡng tại nhà phù hợp, để có nguồn sữa dồi dào cho bé bú nhé. Đừng quên theo dõi Góc Làm Mẹ để cập nhật nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc bé và mẹ hiện đại, khoa học. 

Xem thêm:

5 công việc giúp mẹ bỉm sữa có thể kiếm tiền tại nhà

Bài viết liên quan
Hướng dẫn chăm sóc mẹ và bé sau sinh an toàn
Hướng dẫn chăm sóc mẹ và bé sau sinh an toàn
Tổng hợp những kinh nghiệm chăm sóc mẹ và bé sau sinh hiệu quả, đảm bảo an toàn. Việc chăm sóc đúng cách, an toàn và khoa học là điều không thể thiếu khi bé chào đời.
Cách giảm cân sau sinh hiệu quả tại nhà cho mẹ
Cách giảm cân sau sinh hiệu quả tại nhà cho mẹ
Tổng hợp những cách giảm cân sau sinh, giảm mỡ bụng sau sinh. giảm cân sau sinh mổ 3 tháng hiệu quả, dễ làm và an toàn tại nhà.
TOP 5+ shop mẹ và bé uy tín giá tốt
TOP 5+ shop mẹ và bé uy tín giá tốt
Mẹ mua đồ mẹ và bé ở đâu? Mua các sản phẩm dành cho mẹ sau sinh, sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh ở shop mẹ và bé nào uy tín và chất lượng? Cùng xem bài viết nhé.
Các chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Các chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Các chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh, thực đơn cho mẹ sinh mổ và thực đơn cho mẹ sinh thường đầy đủ dưỡng chất. Mẹ cùng tham khảo nhé!
Áo hút sữa tiện lợi cho mẹ bỉm sữa
Áo hút sữa tiện lợi cho mẹ bỉm sữa
Ai đã trải qua giai đoạn mang bầu và cho con bú cũng sẽ thấu hiểu một cách sâu sắc những mong muốn và cần thiết của các bà mẹ trong việc chọn áo lót.
Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ? Điều cấm kỵ bạn nên biết
Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ? Điều cấm kỵ bạn nên biết
Trong bài viết này, Góc Làm Mẹ sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề "Có kinh nguyệt có nên đi thăm bà đẻ?"