Mẹ bị Covid có cho con bú được không?
Mẹ bị Covid có cho con bú được không?

Dịch Covid-19 hiện nay vẫn còn tràn lan và khả năng lây lan nhanh chóng. Điều này là nỗi lo của nhiều người, đặc biệt là những bà mẹ có con nhỏ còn bú. Vậy, nếu chẳng may mẹ bị Covid-19 thì khi cho bé bú, bé có bị mắc bệnh hay nguy hiểm gì không? Cùng Làm Mẹ tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Kiêng gió sau sinh và những điều mẹ nên lưu ý

Tại sao bà đẻ nên đi chợ mở hàng sau sinh?

Mẹ mắc Covid cho bé bú có ảnh hưởng gì không?

Trên thực tế, hiện nay chưa có bất cứ nghiên cứu hay dữ liệu cụ thể nào kết luận rằng trẻ sơ sinh bị lây Covid thông qua sữa mẹ. Hơn nữa, dựa theo các thống kê cụ thể cho thấy rằng trẻ sơ sinh có khả mắc Covid-19 thấp. Nếu có thì triệu chứng thường ở mức nhẹ, hoặc không có triệu chứng. 

Do vậy, mẹ không nên vì bị mắc Covid mà bỏ bú bé, điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con. 

Để giảm bớt lo lắng về việc có nên cho bé bú không khi mẹ bị mắc Covid-19, thì mẹ có thể tham khảo qua quan điểm sau đây của một bác sĩ chuyên ngành.

  • Khi mẹ được phát hiện dương tính với Covid-19 thì nhiều khả năng mẹ đã bị nhiễm bệnh trước đó. Và trong thời gian ủ bệnh, mẹ cũng đã lây bệnh cho bé rồi. Tuy nhiên, việc bé có nhiễm bệnh hay không còn tùy thuộc vời hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé. 

  • Ngoài ra, sữa mẹ cũng cung cấp cho bé nguồn kháng thể dồi dào. Do đó, sẽ giúp bé hạn chế bị lây nhiễm bệnh từ mẹ.

Mẹ bị Covid có cho con bú được không?

Mẹ nhiễm covid19 vẫn có thể cho cọn bú (Ảnh: Internet)

Mẹ cho con bú bị Covid-19 thì nên làm gì?

Khi mẹ bị Covid-19 vẫn có thể cho bé bú bình thường, không nên bỏ bú bé sẽ thiệt thòi cho con. Tuy nhiên, trong suốt quá trình này mẹ cần phải thực hiện các biện pháp an toàn, phòng tránh lây lan Covid-19 cho trẻ, khi tiếp xúc gần với bé. 

  • Khi tiếp xúc với bé, cho bé bú mẹ nên đeo khẩu trang cẩn thận

  • Tuyệt đối không tái sử dụng khẩu trang y tế.

  • Không chạm tay vào mặt trước khẩu trang

  • Thay ngay khẩu trang khi bị ẩm, ướt. Bỏ khẩu trang vào thùng rác có nắp đậy.

  • Thường xuyên vệ sinh tay, sát khuẩn

  • .Luôn chú ý làm sạch và khử trùng bề mặt các vật dụng mà mẹ chạm tay vào.

  • Khi mẹ bị mắc Covid-19 thể nhẹ, trẻ có thể được bố trí nằm cách mẹ 2m và có người hỗ trợ mẹ cho bé bú trực tiếp. Nếu nặng hơn, mẹ nên vắt sữa cho bé, tuân thủ các biện pháp an toàn.

Mẹ bị Covid có cho con bú được không?

Mẹ có thể vắt sữa ra cho bé bú nếu nhiễm covid nặng (Ảnh: Internet)

Trên đây là một số thông tin tham khảo dành cho mẹ bỉm sữa đang cho bé bú mà lỡ nhiễm Covid-19. Mẹ hãy hết sức cẩn thận để tránh lây lan dịch bệnh sang cho bé nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh. 

Xem thêm:

Cơ thể phụ nữ khi bị mất collagen sẽ xuất hiện “2 ÍT - 3 NHIỀU”, cần cải thiện ngay

Cách giặt quần áo cho trẻ sơ sinh đúng cách mẹ nên biết

Bài viết liên quan
Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh từ A-Z
Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh từ A-Z
Sự phát triển của trẻ sơ sinh vô cùng đặc biệt, hãy cùng tìm hiểu về sự phát triển này của con yêu trong những năm tháng đầu đời, để dễ dàng theo dõi và phát hiện nhanh chóng những sự bất thường trong hành trình của bé nhé. 
Các giai đoạn phát triển của trẻ
Các giai đoạn phát triển của trẻ
Cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ từ lúc sơ sinh đến giai đoạn thiếu niên trong bài viết này cùng Góc Làm Mẹ nhé.
Khóc dạ đề là gì? Vì sao trẻ khóc dạ đề? Cách xử lý hiệu quả
Khóc dạ đề là gì? Vì sao trẻ khóc dạ đề? Cách xử lý hiệu quả
Khóc dạ đề là tình trạng phổ biến mà nhiều trẻ sơ sinh trải qua. Đối với nhiều người, tiếng khóc liên tục của con vào buổi tối có thể khiến họ cảm thấy bất lực.
Em bé bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Em bé bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Em bé bị vàng da là một trong những vấn đề thường gặp khi mới sinh. Thông thường, vàng da ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm và sẽ tự giảm đi sau vài tuần.
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè xuất phát từ sự tắc nghẽn trong đường hô hấp dưới, thường xảy ra ở trẻ mới sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Khi bé con của bạn phải trải qua cơn sốt kéo dài hoặc dai dẳng, điều này không chỉ khiến cho các bậc phu huynh lo lắng mà còn khiến cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của con.