Có hay không việc phụ nữ sau sinh uống nước tiểu chữa bệnh?
Có hay không việc phụ nữ sau sinh uống nước tiểu chữa bệnh?

Hiện nay có rất nhiều lời đồn về công dụng của nước tiểu lan rộng khắp mạng xã hội. Vậy thực hư như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay bài viết này cùng Làm Mẹ nhé. 

 

Có thể bạn quan tâm:

Bà để ăn chuối được không? Tác dụng của chuối

Bật mí cách làm sữa chua từ sữa mẹ đơn giản

 

Chữa bệnh bằng nước tiểu cho sản phụ

Từ thời Ai Cập cổ đại, người ta đã tin vào công dụng của nước tiểu là có thể chữa bách bệnh như mụn trứng cá đến ung thư. Ngoài ra, nhiều người bác sĩ thời đó còn khuyên nên dùng nước tiểu để súc miệng nhằm giúp cho răng chắc khỏe. 

Ngày nay, nhiều người vẫn áp dụng phương pháp dùng nước tiểu chữa bệnh này. Họ ở khắp nơi trên thế giới và sẵn sàng làm nhân chứng để chứng minh công dụng chữa bệnh của nước tiểu. Ngoài ra nhiều người còn quay clip để đăng lên Youtube như cách để bảo vệ quan điểm của riêng mình. 

Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được uống nước tiểu có thể chữa bách bệnh cả. Vấn đề này vẫn đang gây tranh cãi gay gắt có người còn hoài nghi điều này liên quan đến yếu tố niềm tin.

 

phụ nữ sau sinh uống nước tiểu chữa bệnhTừ xa xưa người ta cho rằng uống nước tiểu có thể chữa bách bệnh (Ảnh: Internet)

 

Chữa bệnh cho mẹ sau sinh bằng nước tiểu trong Đông y như thế nào?

Một số tài liệu y học cổ truyền có nhắc đến việc uống nước tiểu chữa bệnh đối với phụ nữ sau sinh. Nhưng đó là dùng nước tiểu của bé trai khỏe mạnh dưới 12 tuổi (còn gọi là tiểu đồng tiện), lấy theo phương cách bỏ khúc đầu, khúc cuối, lấy khúc giữa.

Theo Đông y, nước tiểu có tính hàn, vị mặn và chữa hàn nhiệt, đau đầu, ho lâu mất tiếng, sốt rét, dùng ngoài da xoa bóp khi bị thương,...

Trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cố GS-TS Đỗ Tất Lợi cũng phải thừa nhận “còn nhiều công dụng của nước tiểu thấy ghi trong những sách cổ mà chúng ta chưa giải thích được cũng như chưa có điều kiện kiểm tra”.

Tuy nhiên, vẫn chưa có bất kỳ công trình khoa học chứng minh được công dụng chữa bệnh bằng nước tiểu với phụ nữ sau sinh cả và phương pháp này không thực sự an toàn. Hơn thế, nhiều chuyên gia còn cảnh báo rằng việc dùng nước tiểu để chữa bệnh có thể khiến mẹ bị ngộ độc, nhiễm các bệnh nguy hiểm khác. 

Thành phần của nước tiểu là nước, kèm theo đó là các chất cặn bã (axit uric, creatinin, ure…), sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc, các ion điện giải (K+, H+,…)… Vậy nên trong nước tiểu phần lớn là các chất cặn bã và các chất độc thải ra, chất dinh dưỡng nếu có gần như rất ít.

 

phụ nữ sau sinh uống nước tiểu chữa bệnhTrong nước tiểu có nhiều thành phần độc hại nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ (Ảnh: Internet)

 

Uống nước tiểu chữa bệnh có sao không?

Vì chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được việc uống nước tiểu chữa bệnh nên mẹ không nên thử nhé. Uống nước tiểu không chỉ còn còn thể mắc các vấn đề sức khỏe sau:

  • Uống nước tiểu chính là đưa các chất thải, chất độc vào lại trong cơ thể.

  • Nước tiểu có nồng độ muối cao nên sẽ khiến mẹ dễ bị cao huyết áp, phù nề, suy tim,...Hơn nữa, ngộ độc amoniac còn gây choáng váng, suy thận,...

  • Làm nghiêm trọng hơn các vết thương ở họng, miệng, nhiễm trùng cao thậm chí nhiễm trùng máu. Bởi nước tiểu chứa các vi khuẩn như Salmonella, Pseudomonas, Shigella, Escherichia coli (E. coli) và Staphylococcus…

Do đó nước tiểu không phải là một bài thuốc hay để chữa bệnh. Hãy là một người mẹ khoa học và hiện đại, biết chọn lọc thông tin cũng như tìm hiểu những biện pháp phòng chống bệnh khoa học mẹ nhé. 

(Tham khảo Marry Baby)

Xem thêm:

 Thưởng tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi

Nên dùng tã vải hay tã giấy cho trẻ sơ sinh

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.