Bà đẻ ăn chuối được không? Tác dụng của chuối
Bà đẻ ăn chuối được không? Tác dụng của chuối

Chuối là một trong các loại trái cây ngon bổ dưỡng và rất tốt cho cơ thể. Ăn chuối thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe và cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Vậy liệu rằng bà đẻ ăn chuối có được không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.

 

Có thể bạn quan tâm

Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?

Bật mí cách làm sữa chua từ sữa mẹ đơn giản

 

Mẹ sau sinh ăn chuối được không?

Câu trả lời là có nhé! Thực tế, chuối là một loại trái cây lành tính, dễ ăn và thơm ngon. Đồng thời chuối còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể. Đôi với những người thường xuyên tập thể dục thể thao thì chuối là một khẩu phần ăn không thể thiếu. 

Cũng như thế, những thành phần trong chuối được chứng minh rất tốt cho phụ nữ sau sinh, kể cả sinh mổ hay sinh thường. Ăn chuối sẽ giúp bà đẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.  Do đó, sau sinh mẹ có thể thêm chuối vào khẩu phần ăn của mình, đặc biệt là trong các bữa ăn phụ để tốt cho hệ tiêu hóa cũng như bổ sung thêm nhiều năng lượng. 

 

Bà đẻ ăn chuối được không?Chuối chứa nhiêu dinh dưỡng rất tốt cho bà đẻ (Ảnh: Internet)

 

Tác dụng của chuối đối với mẹ sau sinh

1. Chống nhiễm trùng, lành vết thương

Trong chuối chứa hàm lượng vitamin B6 giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn chuối nhiều sẽ tăng sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại, tăng hệ miễn dịch. Đặc biệt, ăn chuối sẽ hạn chế tình trạng nhiễm trùng vết thương, tạo mô mới ngăn chặn bị mưng mủ đối với những mẹ sau sinh, vết thương hở, vết mổ,....

 

2. Nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể của mẹ

Trong chuối chứa nhiều các loại vitamin A, B1, B2, C, vitamin D cũng các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm,...Nhờ đó, ăn chuối nhiều sẽ giúp mẹ có đủ năng lượng, dưỡng chất giúp mẹ hồi phục sức khỏe cũng như rất tốt cho sức khỏe của bé thông qua sữa mẹ. 

Bà đẻ ăn chuối được không?Các thành phần có trong chuối (Ảnh: Internet)

 

3. Tăng sản sinh hồng cầu sau sinh mổ

Chuối chứa nhiều chất sắt, kích thích sản sinh hemoglobin. Nhờ đó, làm tăng quá trình sản sinh hồng cầu trong máu nên có lợi cho mẹ sau sinh thường lần sinh mổ.

 

4. Chống loãng xương

Ăn nhiều chuối giúp chống loãng xương bởi trong chuối chứa nhiều canxi tốt cho hệ xương của mẹ. Đồng thời cũng rất tốt cho hệ xương của bé nhờ vào việc bú mẹ. Do đó, mẹ sau sinh ăn nhiều chuối sẽ giảm tình trạng còi xương ở trẻ. 

 

5. Chống táo bón

Như bạn đã biết, chuối giàu chất xơ và chứa fructooligosaccharides làm tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. 

 

Bà đẻ ăn chuối được không?Lợi ích của chuối (Ảnh: Internet)

 

6. Giảm cân cho mẹ sau sinh

Hàm lượng chất xơ cao nên  sẽ giúp mẹ giảm âu lo, không ăn vặt nhiều. Ngoài ra ăn chuối thường xuyên còn làm tăng quá trình trao đổi chất cho cơ thể, thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh chóng hơn. Ngoài ra, ăn chuối còn giúp giải phóng chống béo, giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể của mẹ. 

7. Giảm trầm cảm sau sinh

Chuối chứa hàm lượng nhóm B cao (B1, B2, B3, B5, B6, B12). Ăn chuối nhiều sẽ giúp mẹ giảm bớt căng thẳng, âu lo, giúp tinh thần thoải mái hơn. Đồng thời, chuối còn bổ sung kali và sản sinh serotonin giúp mẹ dễ ngủ, tăng cường khả năng kiềm chế cảm xúc, hành vi.  Do đó, ăn chuối sẽ giúp làm giảm trầm cảm sau sinh. 

 

Bà đẻ ăn chuối được không?Chuối chống trầm cảm sau sinh rất tốt cho mẹ đấy (Ảnh: internet)

 

Các loại chuối tốt cho mẹ sau sinh

  • Chuối sáp

  • Chuối sứ

  • Chuối tiêu

 Dù chuối tốt cho sức khỏe, những mẹ cũng đừng nên quá lạm dụng, ăn quá nhiều hay ăn thay bữa ăn trong ngày nhé. Hãy chăm sóc sức khỏe của mình thật tốt để chăm sóc bé con khỏe mạnh mỗi ngày. 

 

Xem thêm:

 Thưởng tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi

Nên dùng tã vải hay tã giấy cho trẻ sơ sinh

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.