Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Hành trình thai nghén xuyên suốt 9 tháng 10 ngày sẽ mang đến cho mẹ bầu những trải nghiệm mới lạ và học hỏi thêm được nhiều kiến thức mới. Bài viết mà Góc Làm Mẹ chia sẻ sau đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về vị trí thai nhi trong bụng mẹ 3 tháng đầu.
Mang thai là một hành trình thiêng liêng và thú vị đối với chị em phụ nữ. Mỗi ngày trôi qua, cảm nhận từng sự thay đổi của con yêu sẽ khiến cho mẹ cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết. Không chỉ có thế, việc nắm rõ sự thay đổi và vị trí thai nhi trong bụng mẹ qua từng giai đoạn cũng sẽ giúp cho các mẹ biết rõ hơn thai nhi đang phát triển tốt hay không. Đồng thời, bác sĩ cũng dễ chẩn đoán cho mẹ nên sinh thường hay sinh mổ.
Riêng giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, vị trí thai nhi trong bụng mẹ sẽ liên tục thay đổi. Phần lớn thai nhi sẽ quay đầu hướng lên phía trên tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp thai nhi phát triển ở vị trí quay đầu xuống dưới ngay từ những tháng đầu của thai kỳ.
Ảnh: Internet
Cho dù kích cỡ thai nhi chỉ bằng hạt đậu đi chăng nữa thì trong khoảng thời gian 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, các bé sẽ có nhiều sự thay đổi đầy bất ngờ mà cha mẹ nên lưu tâm để ý. Thông thường, đến tuần thứ 3 - 4 thì mẹ bầu mới nhận biết được sự hiện diện của các bé.
Tuần thứ 3: Trứng sau khi thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử rồi dần di chuyển theo vòi fallop vào buồng tử cung để phân chia thành phôi.
Tuần thứ 4: Túi phôi lúc này sẽ ăn sâu rồi làm tổ trong niêm mạc tử cung và bắt đầu phân chia thành 2 nhóm, 1 nhóm phát triển thành phôi thai, 1 nhóm còn lại sẽ hình thành nhau thai.
Tuần thứ 5: Trong giai đoạn này, phôi thai đã phát triển được ba lớp: nội bì, trung bì và ngoại bì. Trong đó, lớp nội bì sẽ giúp trẻ hình thành ống tiêu hóa, phổi. Tim, xương, hệ tuần hoàn, bộ phận sinh dục, dây chằng sẽ được hình thành từ trung bì. Còn lớp ngoại bì sẽ phát triển thành hệ thống thần kinh trung ương, mắt, tai trong, da cho trẻ.
Tuần thứ 6: Thai nhi ở tuần thứ 6 có hình dạng như con nòng nọc và dài khoảng 6.35mm. Não và tủy sống của thai nhi sẽ được phát triển từ ống thần kinh. Các cơ quan nội tạng, mắt, các chồi nhỏ để sau này phát triển thành tay, chân của trẻ cũng bắt đầu hình thành.
Tuần thứ 7: Cha mẹ sẽ nghe được những nhịp tim đầu đời của thai nhi khi đi siêu âm. Đồng thời có thể nhìn thấy được võng mạc và chỗ lõm để hình thành lỗ mũi của trẻ sau này.
Tuần thứ 8: Thai nhi lúc này sẽ có chiều dài khoảng 16mm. Hình thành môi trên, mũi và các ngón tay. Những bộ phận để phát triển thành tai, mắt của bé cũng được nhìn thấy rõ ràng hơn. Phần cổ và thân bắt đầu duỗi thẳng.
Tuần thứ 9: Cuối tuần thứ 9 của thai kỳ, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 23mm. Cánh tay, khuỷu tay, ngón chân, mí mắt đã được hình thành.
Tuần thứ 10: Vị trí thai nhi trong bụng mẹ ở giai đoạn này sẽ thường hướng lên trên, đầu của các bé cũng trở nên tròn hơn. Ngón tay, ngón chân không còn màng nữa mà phát triển dài ra. Đặc biệt là đã quan sát được dây rốn một cách rõ ràng.
Tuần thứ 11: Thai nhi bắt đầu hình thành bộ phận sinh dục vào cuối tuần thai này.
Tuần thứ 12 - 13: Dấu vân tay đã được hình thành. Các bé sẽ dài khoảng 54mm và nặng tầm 14g.
Ảnh: Internet
Tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn vô cùng quan trọng mà cha mẹ phải hết sức lưu ý, cẩn trọng. Không chỉ tìm hiểu về sự phát triển và vị trí thai nhi trong bụng mẹ mà các mẹ bỉm nhà mình cần phải thăm khám theo đúng lịch. Đồng thời, mẹ bầu cũng lưu tâm hơn đến chế độ ăn uống khi gặp phải tình trạng nôn nghén trong giai đoạn này. Đừng quên đón đọc những thông tin về mẹ bầu và bé tại Góc Làm Mẹ nha.
Có thể bạn quan tâm: