Tất tần tật về sự phát triển của thai nhi khi mang thai tuần 6
Tất tần tật về sự phát triển của thai nhi khi mang thai tuần 6

Mỗi ngày trôi qua, mẹ bầu luôn tò mò về sự phát triển và hình thành của con yêu. Vậy khi mang thai tuần 6, cơ thể con yêu đã phát triển được những bộ phận cơ quan nào? Bài viết mà Góc Làm Mẹ chia sẻ sau đây sẽ giúp mẹ bầu biết được từ a - z về vấn đề trên, mẹ bầu nhà mình hãy cùng tham khảo nha.

Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tuần 6

Khi mang thai tuần 6, con yêu đã lớn bằng hạt đậu và có chiều dài khoảng 0,6cm. Trong giai đoạn này, các bé đã nhiều sự phát triển về mọi mặt.

Sự phát triển của thai nhi khi mang thai tuần 6 | Góc Làm Mẹ

Tứ chi bắt đầu phát triển

Ở giai đoạn này, tay chân của thai nhi vẫn chưa phát triển rõ hình dạng mà chỉ nhô ra giống như những mái chèo nhỏ và phát triển dài ra. Phần xương sống kéo dài thành một cái đuôi nhỏ và phần đuôi này sẽ biến mất sau khoảng vài tuần. 

Hình thành giác quan tai, mắt, mũi, miệng

Phần đầu của thai nhi sẽ xuất hiện những chấm đen nhỏ, chiếm dần ¼ khuôn mặt và sẽ dần phát triển rõ hơn trong thời gian tới để hình thành mũi và mắt. Tai sẽ được hình thành ở phần lõm nhỏ hai bên đầu. Ngoài ra, phần lưỡi và dây thanh quản cũng đang được phát triển ở bên trong khuôn miệng.

Tất tần tật về sự phát triển của thai nhi khi mang thai tuần 6

Thai nhi tuần 6 (Ảnh: Internet)

Các bộ phận bên trong cơ thể

Con yêu khi được 6 tuần tuổi sẽ có van tim. Hai bán cầu não cũng đang trong quá trình hình thành. Gan sẽ giữ chức năng tạo ra tế bào hồng cầu cho đến khi tuỷ xương được hình thành và đảm nhiệm vai trò trên. Đặc biệt, một đoạn ruột sẽ phát triển thành dây rốn, giúp lấy dinh dưỡng và oxy từ cơ thể mẹ bầu để nuôi sống thai nhi.

Tim thai

Khi mang thai tuần 6, mẹ bầu đã có thể nghe được tim thai của các bé khi đi siêu âm. Tần suất tim thai lúc này của trẻ sẽ nhanh gấp đôi lần so với người trưởng thành, tim thai sẽ đập từ 120 - 160 nhịp/phút. Tuy nhiên tùy thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt của mẹ và sự phát triển của thai nhi thì mới có thể nghe được tim thai của trẻ ở thời điểm này hay không. Vì vậy, mẹ bầu không cần phải quá lo lắng.

Tất tần tật về sự phát triển của thai nhi khi mang thai tuần 6
Tim thai (Ảnh: Internet)

Một số thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần 6

Chắc hẳn nhiều mẹ bầu ở giai đoạn này cũng đều đang trải qua quá trình ốm nghén với những triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, đau đầu, cơ thể mệt mỏi làm cho việc ăn uống khá “vất vả". Tuy nhiên tình trạng nôn nghén chỉ thường xuất hiện trong khoảng 3 tháng đầu tiên của thai kỳ và ốm nghén cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh đó nha.

Tất tần tật về sự phát triển của thai nhi khi mang thai tuần 6

Thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần 6 (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, khi mang thai tuần 6, mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn do lượng máu trong cơ thể đã tăng hơn 10% so với trước khi mang thai. Tử cung cũng phát triển lớn hơn gây áp lực lên bàng quang cũng là nguyên do khiến tần suất đi tiểu tăng nhiều hơn. Đặc biệt, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi cũng khiến tâm trạng của các mẹ lúc này thay đổi thất thường. Gia đình nào có mẹ bầu thì nên quan tâm chăm sóc đến cảm xúc và tinh thần của thai phụ nhiều hơn nha.

Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai 6 tuần?

Trước hết, mẹ bầu nhà mình cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như acid folic, sắt, canxi, vitamin C,... và ăn thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa tình trạng táo bón trong thai kỳ. Đừng quên tránh xa những loại thực phẩm có hại cho sức khỏe của thai nhi.

Duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục điều độ để nâng cao sức khoẻ. Hạn chế nóng giận và giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ thoải mái cũng là cách có được một thai kỳ khỏe mạnh. Cuối cùng, mẹ bầu nên thăm khám định kỳ và thực hiện theo đúng lời bác sĩ dặn dò nha.

Chăm sóc sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong cả thai kỳ luôn là điều quan trọng mà mẹ bầu cần quan tâm lưu ý. Khi mang thai tuần 6 cơ thể các mẹ khoẻ mạnh thì mới tạo được tiền đề vững chắc cho con yêu phát triển toàn diện. Mẹ bầu cũng đừng quên theo dõi Góc Làm Mẹ để cập nhật những kiến thức bổ ích cho mình nha.

Xem thêm:

Giải thích chi tiết về tình trạng ra khí hư khi mang thai tuần đầu

Thời kỳ đầu mang thai nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé?

Bài viết liên quan
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau gì?
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau gì?
Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng khoa học là rất quan trọng vì ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Vậy mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau gì, mẹ đã biết chưa?
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Mẹ cần biết được mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì để có thể kiêng những thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết
Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết
Làm sao để biết mình mang thai? Nếu mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm có thể tham khảo các dấu hiệu mang thai trong bài viết này nhé.
Mang thai tuần 13 có những thay đổi gì?
Mang thai tuần 13 có những thay đổi gì?
Mang thai tuần13 trọng lượng của thai nhi sẽ khoảng 21.3 gram, chiều dài từ đầu đến mông khoảng 7.72 cm. Đây là một giai đoạn quan trọng của sự phát triển và hình thành bên trong tử cung của mẹ.
Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?
Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?
Khi mẹ mang thai tuần 11 của thai kỳ, ngón tay và ngón chân của em bé trở nên rõ ràng hơn sau khi mất đi màng bọc. Ở giai đoạn này, bé có sự phát triển đặc biệt.