Giải thích chi tiết về tình trạng ra khí hư khi mang thai tuần đầu
Giải thích chi tiết về tình trạng ra khí hư khi mang thai tuần đầu

Một số chị em phụ nữ gặp phải tình trạng ra khí hư khi mang thai tuần đầu với nhiều đặc điểm khác nhau nên rất hoang mang, lo lắng. Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu chi tiết về tình trạng khí hư trong bài viết dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Khí hư khi mang thai ở tuần đầu là gì?

Khí hư hay còn gọi là huyết trắng, được biết đến là chất dịch nhầy được tiết ra ở vùng âm đạo. Bất kỳ người chị em phụ nữ nào cũng có tình trạng này bắt đầu từ khi dậy thì cho đến khi mãn kinh. Thông thường, khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn vào một số thời điểm như trong và sau khi quan hệ, trong thời gian rụng trứng hoặc khi có thai.

Tình trạng ra khí hư khi mang thai tuần đầu là hiện tượng bình thường, tuy nhiên lượng khí hư tiết ra nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào hàm lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, chị em phụ nữ phải lưu ý đến màu sắc, mùi và một số dấu hiệu khác để nhận biết khí hư có bất thường hay không.

Khí hư khi mang thai ở tuần đầu là gì? (Ảnh: Internet)

Một số đặc điểm về khí hư khi mang thai tuần đầu

Để có thể đánh giá khí hư khi mang thai tuần đầu là bình thường, mẹ bầu nên lưu ý những đặc điểm sau đây.

Về màu sắc

Nếu quá trình thụ thai thành công, khí hư trong thời gian này sẽ có màu hồng nhạt hoặc nâu đậm, đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết chị em phụ nữ đã mang thai. Trong thời gian đầu khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu thay đổi sẽ làm cho khí hư chuyển từ trắng đục sang ngả vàng. Tuy nhiên, khi khí hư chuyển sang màu vàng cũng có thể là dấu hiệu của việc viêm nhiễm phụ khoa, mẹ bầu phải hết sức lưu ý đến vấn đề này. 

Về tính chất

Khí hư bình thường sẽ là dạng dịch nhầy có thể đục hoặc trong. Khi mang thai tuần đầu, khí hư tiết ra có thể sẽ nhầy dính hơn hoặc loãng hơn bình thường tùy thuộc vào cơ địa từng người.

Về mùi

Khí hư khi mang thai tuần đầu thường có mùi hăng nhẹ đặc trưng là tình trạng bình thường, khoẻ mạnh. Ngược lại, khi xuất hiện khí hư có mùi hôi khó chịu đi kèm với tình trạng ngứa ngáy thì các mẹ nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi. 

Những dấu hiệu khí hư bất thường mẹ bầu cần lưu ý

Chăm sóc sức khỏe nhất là trong thời gian mang thai là điều hết sức quan trọng, mẹ bầu cần phải lưu ý đến từng thay đổi nhỏ để có thể đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Riêng về khí hư, mẹ bầu cần lưu ý: 

  • Khí hư tiết ra có màu xanh, vàng, xám, có mùi hơi chua có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng âm đạo. Đặc biệt, khí hư khi mang thai tuần đầu có mùi tanh thì mẹ bầu nên đi thăm khám ngay.

  • Khí hư bị vón cục giống như phô mai thì đây có thể là biểu hiện của việc nhiễm nấm âm đạo

  • Âm đạo bị đau rát và có thể có hoặc không tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cũng là một dấu hiệu thường thấy cho việc âm đạo bị viêm nhiễm.

  • Đặc biệt, khí hư khi mang thai tuần đầu có lẫn máu thì đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc thậm chí là sảy thai.

  • Ngoài ra, khí hư ở những tuần cuối thai kỳ sẽ tiết ra nhiều hơn và có lẫn máu. Đây chính là dấu hiệu của việc chuyển dạ, sinh non nên mẹ bầu không nên bỏ qua.

Tuy rằng, việc ra khí hư khi mang thai tuần đầu là một hiện tượng sinh lý bình thường thế nhưng các mẹ vẫn không nên chủ quan. Khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nêu trên, mẹ bầu nên chủ động đi thăm khám để đảm bảo an toàn về sức khỏe sinh sản. 

Những dấu hiệu khí hư bất thường mẹ bầu cần lưu ý (Ảnh: Internet)

Một số cách phòng ngừa tình trạng ra khí hư bất thường mẹ bầu chớ bỏ qua

Không chỉ nắm rõ các biểu hiện bất thường về tình trạng của khí hư, mẹ bầu nên thực hiện những điều sau đây để bảo vệ sức khoẻ của bản thân một cách toàn diện.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Mẹ bầu nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực vùng kín bằng các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng thay vì sử dụng xà phòng để ngăn ngừa kích ứng. Đồng thời, tránh gây trầy xước khi vệ sinh vùng kín sẽ dễ gây ra viêm nhiễm. Mẹ bầu cũng nên thay quần áo lót thường xuyên, hạn chế mặc quần áo bó sát, bí mồ hôi để ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo.

Bổ sung tăng cường đề kháng

Một điều khá quan trọng trong suốt thai kỳ mẹ bầu không nên bỏ qua chính là bổ sung thêm nhiều rau xanh, uống nhiều nước, bổ sung lợi khuẩn kết hợp vận động thể thao nhẹ nhàng như yoga, bơi lội,... để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho mẹ bầu.

Thăm khám bác sĩ định kỳ

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi, các mẹ nên thăm khám định kỳ theo lịch cố định của bác sĩ tại các cơ sở, bệnh viện uy tín, chất lượng.

Mong rằng những thông tin về khí hư khi mang thai tuần đầu mà Góc Làm Mẹ cung cấp trong bài viết trên sẽ hữu ích cho các mẹ bầu nhà mình.  

Có thể bạn quan tâm:

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu và suốt thai kỳ

[Infographic] - 3 Nguyên tắc dinh dưỡng cho tam cá nguyệt đầu tiên của mẹ

Bài viết liên quan
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau gì?
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau gì?
Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng khoa học là rất quan trọng vì ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Vậy mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau gì, mẹ đã biết chưa?
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Mẹ cần biết được mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì để có thể kiêng những thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết
Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết
Làm sao để biết mình mang thai? Nếu mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm có thể tham khảo các dấu hiệu mang thai trong bài viết này nhé.
Mang thai tuần 13 có những thay đổi gì?
Mang thai tuần 13 có những thay đổi gì?
Mang thai tuần13 trọng lượng của thai nhi sẽ khoảng 21.3 gram, chiều dài từ đầu đến mông khoảng 7.72 cm. Đây là một giai đoạn quan trọng của sự phát triển và hình thành bên trong tử cung của mẹ.
Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?
Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?
Khi mẹ mang thai tuần 11 của thai kỳ, ngón tay và ngón chân của em bé trở nên rõ ràng hơn sau khi mất đi màng bọc. Ở giai đoạn này, bé có sự phát triển đặc biệt.