Mang thai tuần 5: Sự thay đổi của mẹ và phát triển của thai nhi
Mang thai tuần 5: Sự thay đổi của mẹ và phát triển của thai nhi

Kết thúc tháng đầu tiên, mẹ bầu bước sang tháng tiếp theo của theo kỳ với nhiều sự thay đổi. Thai nhi cũng trong quá trình hình thành nên những cơ quan quan trọng. Vậy khi mang thai tuần 5, mẹ bầu nên chăm sóc sức khỏe thai kỳ ra sao? Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm lời giải đáp về vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần 5

Bước sang tuần thứ 5 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu đã có nhiều thay đổi cả về cơ thể và cảm xúc, chẳng hạn như:

  • Lượng hormone progesterone tăng cao khiến lượng đường trong máu thấp hơn khiến mẹ bầu buồn ngủ, dễ ngủ gật mọi lúc mọi nơi. Hormone này cũng có tác dụng làm thư giãn cơ, tác động đến ruột già gây ra tình trạng táo bón.

  • Mẹ bầu sẽ thường ốm nghén trong giai đoạn này, cơ thể luôn cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu với mùi đồ ăn có nhiều dầu mỡ và đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày.

  • Ngực sưng đau và núm vú dần trở nên tối màu.

  • Tâm trạng của mẹ bầu trở nên thất thường, cảm xúc thay đổi nhanh chóng do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Mang thai tuần 5: Sự thay đổi của mẹ và phát triển của thai nhi

Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần 5 (Ảnh: Internet)

Những dấu hiệu nhận biết thai nhi phát triển bình thường

Khi mang thai tuần 5, con yêu đang trong quá trình phát triển hình thành nên các bộ phận, cơ quan quan trọng của cơ thể. Thai nhi có hình dạng khá giống nòng nọc và phát triển mắt, mũi, miệng, tai. Những bộ phận khác như ruột, phổi, tuyến yên và phần còn lại của bộ não, xương, cơ bắp cũng đang trong giai đoạn hình thành.

Sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 5 | Góc Làm Mẹ

Với thai nhi khoẻ mạnh, phát triển bình thường, khi siêu âm đã có thể nhìn thấy phôi thai. Chỉ số cơ thể của thai nhi khi mang thai tuần 5 có chiều dài khoảng 6mm và nặng khoảng 1g. Nhịp tim của các bé sẽ có tần suất từ 100 - 160 nhịp/phút. Nếu như ở giai đoạn này con yêu vẫn chưa có tim thai thì các mẹ không cần quá lo lắng vì có thể phôi thai đang trong quá trình làm tổ ở tử cung. Thông thường, phải đến tuần thứ 12 của thai kỳ thì mới có thể nghe rõ tim thai.

Tùy thuộc vào môi trường sống trong bụng mẹ mà các con yêu sẽ có khả năng phát triển khác nhau. Mẹ bầu nên đến khám bác sĩ nếu như nhận thấy có những dấu hiệu bất thường của thai nhi để được tư vấn kịp thời nha.

Dấu hiệu nhận biết thai nhi phát triển bình thường (Ảnh: Internet)

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tuần 5

Tuần thứ 5 của thai kỳ có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của thai nhi nên mẹ bầu phải hết sức lưu ý những vấn đề sau:

  • Khám thai sớm và theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh dành riêng cho mẹ bầu để đảm bảo nạp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là bổ sung các loại thực phẩm giàu acid folic để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm như thịt cá sống, các loại cá có chứa thuỷ ngân cao hay đồ ăn, thực phẩm đóng hộp.

  • Tránh xa những chất kích thích, bia rượu, đồ uống có cồn

  • Luyện tập và vận động thể thao hợp lý để nâng cao sức khỏe trong thai kỳ.

  • Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc mà không có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ.

Không chỉ mẹ bầu cần phải ghi nhớ những điều trên mà các thành viên trong gia đình cũng nên quan tâm và chăm sóc đến sức khỏe và tinh thần cho mẹ bầu trong thai kỳ. Mong rằng những thông tin mà Góc Làm Mẹ chia sẻ về giai đoạn mang thai tuần 5 trong bài viết trên sẽ hữu ích cho thai kỳ của các mẹ nha.

Xem thêm:

> > Lý giải nguyên nhân khiến thời kỳ đầu mang thai bị ra máu

> > Thời kỳ đầu mang thai không nên ăn gì và những lưu ý mẹ bầu cần ghi nhớ

Bài viết liên quan
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau gì?
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau gì?
Trong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng khoa học là rất quan trọng vì ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của thai nhi. Vậy mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau gì, mẹ đã biết chưa?
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
Mẹ cần biết được mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì để có thể kiêng những thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết
Các dấu hiệu mang thai mẹ nên biết
Làm sao để biết mình mang thai? Nếu mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm có thể tham khảo các dấu hiệu mang thai trong bài viết này nhé.
Mang thai tuần 13 có những thay đổi gì?
Mang thai tuần 13 có những thay đổi gì?
Mang thai tuần13 trọng lượng của thai nhi sẽ khoảng 21.3 gram, chiều dài từ đầu đến mông khoảng 7.72 cm. Đây là một giai đoạn quan trọng của sự phát triển và hình thành bên trong tử cung của mẹ.
Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?
Sự phát triển của bé khi mẹ mang thai tuần 11 sẽ như thế nào?
Khi mẹ mang thai tuần 11 của thai kỳ, ngón tay và ngón chân của em bé trở nên rõ ràng hơn sau khi mất đi màng bọc. Ở giai đoạn này, bé có sự phát triển đặc biệt.