Lý giải nguyên nhân khiến thời kỳ đầu mang thai bị ra máu
Lý giải nguyên nhân khiến thời kỳ đầu mang thai bị ra máu

Nhiều chị em phụ nữ gặp trong thời kỳ đầu mang thai bị ra máu nên vô cùng hoang mang lo lắng, không biết rằng có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không và nguyên nhân từ đâu. Hãy cùng Góc Làm Mẹ tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nha.

Một số nguyên nhân thường gặp khiến thời kỳ đầu mang thai bị ra máu

Có khoảng 15 - 25% chị em phụ nữ sẽ gặp phải hiện tượng ra huyết trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây là một hiện tượng phổ biến, phần lớn chỉ là chảy máu nhẹ và không liên quan đến vấn đề bệnh lý. Tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu ra huyết trong giai đoạn này.

1. Dấu hiệu đậu thai

Một trong những nguyên nhân khiến thời kỳ đầu mang thai bị ra máu mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải chính là dấu hiệu báo đậu thai. Khi trứng thụ tinh thành công, mẹ bầu có thể sẽ xuất hiện một chút máu hồng hay nâu đỏ. Hiện tượng này sẽ kéo dài từ 6 - 10 ngày sau khi thụ thai. Đây chỉ là dấu hiệu đậu thai thông thường nên mẹ bầu không cần phải lo lắng.

Lý giải nguyên nhân khiến thời kỳ đầu mang thai bị ra máu

Dấu hiệu nhận biết có thai (Ảnh: Internet)

2. Chảy máu màng

Sau khi thụ thai thành công thì lớp niêm mạc tử cung dễ bị bong ra do nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu tăng cao. Lớp niêm mạc này sẽ bị đẩy ra ngoài nên sẽ khiến mẹ bầu ra huyết cùng chất nhầy. Hiện tượng này thường xảy ra ở 1 hay 2 tháng đầu của thai kỳ.

3. Động thai

Khi bị động thai, cơ thể mẹ bầu sẽ ra huyết nhiều và có thể đi kèm với đau bụng. Nếu gặp phải tình trạng này mẹ bầu nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được can thiệp kịp thời. Bảo vệ an toàn cho thai nhi.

4. Sẩy thai

Trong thời kỳ đầu mang thai bị ra máu đỏ tươi cùng với việc bị đau thắt vùng bụng và lượng máu có dịch nhầy màu nâu nhiều thì đây có thể là dấu hiệu sẩy thai. Mẹ bầu gặp phải tình trạng này phải nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp. Hầu hết tình trạng sẩy thai trong 3 tháng đầu là sẩy thai hoàn toàn tự phát. Ngoài ra với những mẹ đang mang thai đôi mà xuất hiện tình trạng ra máu thì đây là dấu hiệu cảnh báo mẹ đang mất 1 trong 2 thai. Do đó, phải hết sức lưu ý quan sát từng thay đổi nhỏ của cơ thể mình mẹ nhé. 

5. Thai ngoài tử cung

Một nguyên nhân thường gặp khiến thời kỳ đầu mang thai bị ra máu là thai ngoài tử cung. Lúc này thai không được làm tổ trong tử cung mà nằm ở vòi trứng. Việc thai ở ngoài tử cung sẽ dễ bị vỡ khối thai gây động thai hoặc sẩy thai. Mẹ bầu sẽ bị ra máu nhiều và đau bụng vùng dưới. Các mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra kỹ hơn nha.

Lý giải nguyên nhân khiến thời kỳ đầu mang thai bị ra máu

Thai ngoài tử cung (Ảnh: Internet)

6. Tụ máu nhau thai 

Tụ máu nhau thai là tình trạng vô cùng khá nguy hiểm khiến mẹ bầu dễ bị sẩy thai hoặc thai chết lưu, đứt nhau thai. Tình trạng ra máu này rất dễ xuất hiện trong 3 tháng đầu và thường xảy ra với phụ nữ mang thai trên 35 tuổi. 

7. Nhiễm trùng vùng kín

Nếu như thời kỳ đầu mang thai bị ra máu, mẹ bầu có thể đang gặp phải tình trạng bị nhiễm trùng do quan hệ tình dục hoặc mắc các bệnh lý tiềm ẩn. Thêm vào đó sẽ là những biểu hiện đi kèm như ngứa, đau rát ở vùng kín. 

8. Chửa trứng

Chửa trứng được biết đến là hiện tượng mô tăng trưởng bất thường hoặc tạo thành khối u trong tử cung thay vì phát triển thành nhau thai. Khi mắc phải tình trạng này mẹ bầu sẽ bị ra máu đỏ tươi ở âm đạo hoặc nâu đen trong thời kỳ đầu mang thai, cụ thể là 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Một số trường hợp sẽ buồn nôn và gây ói mửa nghiêm trọng. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này mẹ bầu nên đến các bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị sớm, tránh nguy cơ gặp phải biến chứng ác tính.

Lý giải nguyên nhân khiến thời kỳ đầu mang thai bị ra máu

Chửa trứng cũng khiến ra máu khi mang thai (Ảnh: Internet)

Trên đây là 8 nguyên nhân thường gặp khiến cho thời kỳ đầu mang thai bị ra máu mà mẹ bầu nên biết. Ngoài ra, các mẹ cũng cần phải hết sức quan tâm lưu ý đến từng thay đổi nhỏ nhất trong cơ thể để có thể kịp thời phòng tránh cũng như ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Xem thêm:

Mang thai tháng đầu nên ăn gì để tốt cho thai nhi?

Mẹ mang thai 2 tuần uống thuốc cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.