Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Trà sữa là một trong những đồ uống được rất nhiều người yêu thích. Thậm chí, có nhiều người cảm thấy rất thèm uống trà sữa mỗi ngày, nhất là các chị em sau sinh. Vậy, liệu rằng mẹ cho con bú uống trà sữa được không? Hãy cùng tìm hiểu với Góc Làm Mẹ trong bài viết này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Có rất nhiều câu hỏi về vấn đề này, sau sinh tùy cơ địa mỗi người mà sẽ thèm những món ăn hoặc đồ uống khác nhau. Có nhiều chị em bỉm sữa cảm thấy rất thèm uống trà sữa, thậm chí là nghiện uống trà sữa sau sinh. Nếu uống trà sữa mỗi ngày sau sinh thì có làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú không?
Theo các chuyên gia cho biết, từ góc độ chuyên môn về sức khỏe và dinh dưỡng thì từ góc độ chuyên môn về dinh dưỡng, thì tốt nhất mẹ không nên uống trà sữa khi đang trong quá trình cho con bú. Bởi vì trong suốt thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, uống trà sữa sẽ không tốt, nguyên nhân:
Trong trà sữa chứa tanin sẽ làm giảm bài tiết sữa mẹ. Khi sữa kết hợp với trà đặc, thì chất tanin trong trà sẽ gây ức chế việc hấp thu canxi, sắt, kẽm cho cơ thể.
Trà sữa chứa caffeine và axit béo chuyển hóa, khi bé bú sữa mẹ những chất này sẽ đi vào cơ thể trẻ sơ sinh làm ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống thần kinh của trẻ. Ngoài ra, nếu như trẻ hấp thụ quá nhiều caffeine dễ bị kích thích, quấy khóc nhiều hơn.
Vậy nên, trong suốt quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ bỉm sữa không nên uống quá nhiều trà sữa. Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp để có lượng sữa chất lượng, giàu dinh dưỡng cho bé bú, để bé phát triển khỏe mạnh.
Trà sữa chứa tannin không tốt cho mẹ và bé (Ảnh: Sưu tầm)
Mẹ bỉm sữa uống nhiều trà sữa trong giai đoạn cho con bú sẽ có nguy cơ thiếu máu. Bởi vì, axit tanic trong trà sữa khi gặp chất sắt có trong các thực phẩm khác sẽ gây cản trở quá trình hấp thu của đường ruột. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu ở phụ nữ sau sinh.
Nếu mẹ uống nhiều trà sữa, các chất gây hại như tannin, cafein,..sẽ đi vào cơ thể bé thông qua sữa mẹ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con. Bên cạnh đó, chất lượng sữa của mẹ không đảm bảo có thể gây ra những ảnh hưởng về hệ hô hấp, đường ruột, thần kinh của trẻ.
Uống nhiều trà sữa sau sinh sẽ làm hại đến sức khỏe của bé (Ảnh: Sưu tầm)
Nếu có thể, tốt nhất là tránh uống trà sữa cho đến khi bé ngừng bú sữa. Tuy nhiên, sau khi bé tròn 6 tháng tuổi, nếu mẹ cảm thấy muốn uống, hãy tiếp tục nhưng cần cân nhắc và giới hạn sử dụng.
Uống trà sữa sau khi sinh một tháng có thể không phải là lựa chọn tốt nhất, đặc biệt nếu mẹ đang cho con bú. Caffeine trong trà và sữa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và gây ra tình trạng không yên tĩnh, khó chịu hoặc gây khó ngủ.
Với những bà mẹ sau sinh đang trong quá trình đang nuôi con bằng sữa mẹ thì tốt nhất không nên uống trà sữa. Tốt nhất, mẹ nên hạn chế các đồ uống chứa cồn và caffeine.
Theo lời khuyên của bác sĩ, sau sinh một tháng, các bà mẹ có thể ăn uống bình thường, bao gồm việc uống nước đá. Tuy nhiên, kinh nghiệm dân gian khuyên rằng nên tránh uống nước đá ít nhất từ 2 - 3 tháng sau sinh để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Sinh xong bao lâu được uống nước đá? (Ảnh: Internet)
Nhiều mẹ bỉm sữa thường thắc mắc rằng sau sinh bao lâu được uống sữa tươi. Câu trả lời đó là:
Đối với mẹ sau sinh mổ, cần thời gian để hồi phục, vì vậy, sau 3 ngày mổ, mẹ có thể bắt đầu uống sữa tươi.
Trong khi đó, đối với mẹ sinh thường, việc uống sữa tươi ngay sau khi sinh có thể giúp hồi phục sức khỏe do mất sức trong quá trình sinh. Sữa cũng có thể giúp cân bằng dinh dưỡng và kích thích sản xuất sữa mẹ.
Sau khi sinh, mẹ bỉm sữa đang cho con bú nên chờ ít nhất 3 tháng hãy uống trà đào hoặc sử dụng các sản phẩm chứa đào. Điều này giúp cơ thể hồi phục và giảm nguy cơ xuất huyết sau sinh. Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thay đổi chế độ ăn uống.
Với những chia sẻ trên có lẽ đã trả lời cho thắc mắc về vấn đề "mẹ cho con bú uống trà sữa được không". Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho mẹ. Đặc biệt, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, tốt nhất mẹ bỉm sữa không nên uống quá nhiều trà sữa, không uống trà sữa mỗi ngày. Nếu quá thèm, thì lâu mẹ có thể uống một lượng vừa đủ. Điều này sẽ an toàn cho mẹ và đảm bảo sự phát triển cho bé.
Tham khảo thêm: