Chọn sữa cho bé theo thành phần mẹ đã biết chưa?
Chọn sữa cho bé theo thành phần mẹ đã biết chưa?

Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngoài sữa mẹ, mẹ có thể chọn thêm sữa công thức để cho bé bú dặm vào. Sữa công thức có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng hỗ trợ cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Vậy chọn sữa cho con theo thành phần như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng Góc Làm Mẹ nhé!

Xem thêm:

Bé mấy tháng thì ăn được sữa chua?

5 Món đồ chăm sóc trẻ dịp Tết bố mẹ có con nhỏ cần chuẩn bị

5 Thành phần quan trọng trong sữa

Khi chọn sữa cho con, mẹ hãy nên lưu ý các. thành phần này sau đây:

1. Carbohydrate (bột đường)

Lactose là loại carbohydrate chính có trong sữa mẹ lẫn sữa chiết xuất từ sữa bò. Trong một số loại sữa công thức sẽ gồm có đường bắp, đây là thành phần mà người ta sử dụng để thay thế cho carbohydrate. Sữa không chứa lactose, có thành phần từ đậu nành và các loại sữa công thức đặc biệt khác thường chứa những loại carbohydrate như sucrose, đường bắp, bột bắp biến đổi và xi-rô bắp đông cứng.

Chọn sữa cho bé theo thành phần mẹ đã biết chưa?

Thành phần trong sữa công thức quan trọng đối vơi trẻ sơ sính (Ảnh: Internet)

2. Protein (chất đạm)

Trong sữa mẹ có chứa khoảng 60% thành phần đạm whey và 40% thành phần đạm casein. Hầu hết, trong các loại sữa công thức cũng sẽ có hàm lượng protein tương tự sữa mẹ. Một số loại sữa công thức thì chứa 100% đạm whey.

Những loại sữa có chiết xuất từ đậu nành sẽ chứa đạm đậu tinh chế. Nhiều nhãn sữa dùng đạm đậu nành thuỷ phân giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn. Với những trẻ dị ứng với protein nên dùng sữa thuỷ phân cao chứa phân tử protein được phá vỡ hoàn toàn thành những axít amin cơ bản dễ hấp thụ.

3. Chất béo

Sữa mẹ chứa cả 3 dạng chất béo, đó là:

  • Chất béo không bão hoà đơn

  • Chất béo không bão hoà đa

  • Chất béo bão hoà.

Trong sữa công thức, thành phần sẽ chứa nhiều loại dầu như dầu đậu nành, dầu dừa, dầu cọ (hoặc dầu cọ olein) và dầu hạt hướng dương giàu axít oleic.

Sữa công thức có chất béo chất béo trung tính dễ tiêu hoá và hấp thu hơn và thích hợp dành cho trẻ sinh non và những trẻ gặp vấn đề về tiêu hoá hay hấp thụ dưỡng chất.

Chọn sữa cho bé theo thành phần mẹ đã biết chưa?

Sữa công thức hỗ trợ trẻ sơ sính phát triển toàn diện (Ảnh: Internet)

4. Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất là những thành phần chiếm phần nhiều trên bảng thông tin dinh dưỡng của sữa công thức. Khi đọc bảng thành phần sữa sẽ có các từ lạ như:  ferrous sulfate chính là chất sắt, sodium ascorbate là vitamin C, hay calcium pantothenate là vitamin B5,..bạn sẽ khó nhận ra.

Nếu bé sơ sinh khỏe mạnh và không cần phải bú mẹ hoàn toàn, sẽ  được khuyến cáo dùng sữa bổ sung chất sắt trong 1 năm đầu đời. Sữa này sẽ đảm bảo lượng sắt tối thiểu trẻ cần hấp thụ mỗi ngày (trẻ 0-6 tháng cần 0,27mg, trẻ 7-12 tháng cần 11mg) để phòng ngừa thiếu máu.

5. Các thành phần khác

Sữa công thức của các hãng khác nhau có thể khác nhau đôi chút do những thành phần sau đây:

  • Nucleotide: Đây là thành phần có sữa mẹ. Nucleotide có vai trò giúp hình thành ADN và ARN, hỗ trợ phát triển hệ thống miễn dịch của cơ thể. Mỗi hãng sẽ có công thức đều sẽ thêm vào một lượng nucleotide khác nhau.

  • Bột gạo: Tinh bột gạo cũng là một trong những thành phần được sử dụng trong sữa công thức. Thành phần này giúp chống trào ngược dạ dày và được khuyên dùng nếu trẻ hay bị tình trạng trào ngược axit.

  • Chất xơ: Các loại sữa có thành phần từ đậu nành giúp bổ sung chất xơ dùng điều trị tạm thời chứng tiêu chảy. Similac for Diarrhea chính là  là loại sữa công thức duy nhất có chứa chất xơ đã được kiểm định lâm sàng giúp làm giảm thời gian tiêu chảy.

  • Axít amin: Sữa có thành phần từ đậu nành hay chiết xuất sữa bò đều được thêm các loại axit amin như taurine, methionine và carnitine như trong sữa mẹ.

Hy vọng, bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm thông tin để chọn sữa công thức phù hợp cho bé hơn. Chúc bé con của mẹ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé!

Xem thêm:

> Mách mẹ cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh

[Infographic] - Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh giúp con phát tiển trí tuệ và cảm xúc

10 Điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần tránh

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị bài tiết quá nhanh. Nguyên nhân bao gồm ăn quá mức, ăn không đúng cách.
Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ
Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ
Đối với những mẹ bỉm sữa lần đầu làm mẹ, việc đánh thức bé dậy cũng là nỗi băn khoăn của mẹ.  Vậy làm sao để đánh thức bé sơ sinh đang ngủ an toàn nhất?
Giải mã ý nghĩa về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Giải mã ý nghĩa về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Có bao giờ, mẹ thắc mắc về những tư thế này có gì đặc biệt hay không? Nếu tò mò mẹ có thể tham khảo bài viết giải mã về 5 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh trong bài viết sau cùng Góc Làm Mẹ nhé.