Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Khi trời trở lạnh, hệ hô hấp của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ sơ sinh dễ bị viêm đường hô hấp xuất hiện các tình trạng như mũi, họng tiết nhiều đờm. Trong bài viết này sẽ chia sẻ đến các mẹ cách vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh.
Có thể bạn quan tâm:
> [Infographic] - Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh giúp con phát tiển trí tuệ và cảm xúc
Khi bé con bị nhiễm virus RSV hay virus cúm mùa nếu không kịp thời điều trị đúng cách sẽ dẫn đến các tình trạng khác như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản,...đặc biệt là với những bé dưới 6 tháng tuổi.
Vì trẻ sơ sinh không biết khạc đờm như người lớn cũng như không biết hỉ mũi nên việc đờm bị ứ đọng sẽ gây ho nhiều về đêm và sáng sớm.
Vỗ rung long đờm chính là phương pháp giúp cho trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu hơn cũng như nhanh khỏi bệnh, tránh các tình trạng năng hơn như suy hô hấp do tắc đờm. Vậy cách vỗ rung đờm cho bé như thế nào? Mẹ cùng tìm hiểu tiếp phần bên dưới nhé.
Vỗ rung đờm sẽ giúp bé dễ thở, giảm bớt khó chịu khi bệnh (Ảnh: Internet)
Khoảng thời gian tốt nhất để mẹ thực hiện vỗ rung đờm cho bé đó chính là 1 tiếng sau khi cho bé bú xong. Nếu thực hiện lúc thức ăn chưa tiêu hóa hết sẽ khiến bé bị nôn trớ, bị sặc vào đường hô hấp.
Cách thực hiện như sau:
Đầu tiên mẹ cần cho bé nằm nghiêng trên giường không kê gối. Cho một chiếc khăn bên cạnh miệng bé để nhằm tránh đờm ra làm bẩn ga giường.
Bước 2 mẹ dùng một tay để giữ vai bé, khuỷu tay còn lại đè xuôi theo hông bé, bàn tay thì đặt ra sau lưng.
Bước 3: Đặt bàn tay vào vị trí 2 lá phổi của bé và vỗ từ 3-5 phút ở 2 bên phổi. Chú ý dùng lực cổ tay, không dùng lực cánh tay. Khi vỗ bạn sẽ thấy lồng ngực bé rung lên theo từng nhịp vỗ.
Làm đúng thao tác bé không chỉ không đau mà còn cảm thấy thích thú. Sau 3 - 5 phút vỗ, mẹ bế bé lên rồi bắt đầu gây ho cho bé bằng cách đưa nhé ngón tay vào cổ trẻ để làm bé ho bật đờm. Lúc này mẹ cần phải xem thử đờm có màu xanh, vàng đặc hay trắng để báo bác sĩ.
Thực hiện đúng cách vỗ rung đờm trẻ sẽ thấy dễ chịu và thích thú (Ảnh: internet)
Trong quá trình thực hiện mẹ cần phải quan sát xem sắc mặt của con có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường không để còn xử lý kịp thời.
Không thực hiện phương pháp này nếu bé nhà bạn chỉ ho khan, hoặc đối với những trẻ bị mắc bệnh tim mạch, tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi,...
Không nên tự hút đờm cho bé tại nhà (Ảnh: Internet)
Mẹ có thể vỗ rung long đờm cho bé tại nhà nhưng tuyệt đối không được hút đờm tại nhà cho bé mà phải đứa con đến cơ sở y tế đến hút. Vì nếu thực hiện không đúng cách, bé sẽ có nguy cơ bị viêm tai giữa, làm xây xước đường niêm mạc của bé.
Xem thêm:
> 4 Loại thực phẩm kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ
> Điểm danh những loại thực phẩm ức chế tế bào ung thư hiệu quả