Mẹo chăm sóc da cho bé bất chấp thời tiết
Mẹo chăm sóc da cho bé bất chấp thời tiết

Cấu trúc da của trẻ con thường khác xa với người lớn. Làn da của trẻ lúc nào cũng mỏng manh và vô cùng nhạy cảm. Do đó, trong những năm tháng đầu đời khi chăm sóc da cho bé mẹ cần phải hết sức cẩn trọng, đặc biệt là trong những ngày hè nắng gắt hay trong mùa đông hanh khô. Dưới đây là những mẹo chăm sóc da cho bé bất chấp thời tiết, mẹ có thể tham khảo. 

 

Có thể bạn quan tâm:

Cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh giúp con phát triển cảm xúc và trí tuệ

 

Hiểu làn da của bé

Trước tiên, để có thể chăm sóc da cho bé tốt nhất, mẹ cần phải hiểu được làn da của con. Làn da con nhạy cảm và dễ phản ứng với các tác nhân từ môi trường. Đây cũng là lý do mà làn da bé cần phải được chăm sóc đặc biệt. 

Lớp da ngoài của con sẽ mỏng hơn và sắp xếp của các tế bào cũng ít chặt chẽ hơn so với người trưởng thành. Tuyến mồ hôi và bã nhờn cũng chưa phát triển hoàn thiện nên làn da của bé rất dễ bị tổn thương. 

Vào những ngày thời tiết nắng nóng vì hàng rào bảo vệ da bé chưa cứng cáp nên bé sẽ dễ mắc các bệnh như viêm tuyến bã nhờn, hăm da, mụn nước, nổi mẩn đỏ,..Trong những ngày đông lạnh, thời tiết hanh khô làn da của con dễ bị tổn thương, dễ nứt nẻ, mắc bệnh chàm sữa, ngứa, thậm chí là bệnh vảy nến,....Do đó để bảo vệ con một các tốt nhất, mẹ cần biết cách chăm sóc da cho bé đúng cách. 

 

Mẹo chăm sóc da cho bé an toàn phù hợp mọi thời tiết

Chống nắng cho bé

Không phải chỉ có làn da của người lớn mới cần chống nắng mà làn da bé con cũng cần được bảo vệ triệt để với các loại kem chống nắng dành cho bé. 

Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng lâu, đặc biệt là thời điểm từ 10h- 14h, lúc này bức xạ tia cực tím sẽ đạt đỉnh điểm. Nếu ra đường, mẹ cần phải che chắn kỹ lưỡng cũng như bôi thêm kem chống nắng cho bé. 

 

chăm sóc da cho trẻ sơ sinhThoa kem chống nắng trước khi ra ngoài mẹ nhé (Ảnh: internet)

 

Tắm rửa cho bé đúng cách

Theo từng giai đoạn phát triển của bé mà mẹ nên tắm rửa cho bé phù hợp. Điển hình như trong giai đoạn bé rụng rốn, mẹ chỉ nên tắm mỗi tuần cho bé từ 2 đến 3 lần. Nếu bé ra mồ hôi nhiều thì nên dùng khăn sữa để lâu khô cho bé.

Khi bé được 6 tháng tuổi trở lên mẹ nên tắm cho bé mỗi ngày 1 lần bằng nước ấm. Khi tắm xong mẹ cần chú ý lau người cho bé thật kỹ, chú ý những phần như cổ, nách, mông, kẽ mông,...những nơi dễ khiến da bé hăm hoặc rôm sảy. 

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tắm cho bé nơi kín gió, thời gian tắm không quá lâu tối đa khoảng 10 phút. Nước tắm cho bé tốt nhất là ở nhiệt độ khoảng 38 độ C. Sau khi tắm xong mẹ nên quấn bé bằng khăn to, có khả năng thấm hút tốt. Thời điểm tắm cho bé tốt nhất là vào 16h chiều. 

 

chăm sóc da cho trẻ sơ sinhTắm cho bé mẹ cũng cần quan tấm đến thời gian tắm bao lâu và khi nào (Ảnh: internet)

 

Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp

Để giúp bảo vệ an toàn cho làn da mỏng manh của con, mẹ nên ưu tiên chọn những sản phẩm thân thiện với làn da của con.  Tốt nhất mẹ nên chọn những sản phẩm có thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên 100%, tránh lựa chọn những sản phẩm rẻ tiền, quảng cáo láo với nhiều thành phần hóa học nguy hiểm. 

Đối với kem dưỡng ẩm mẹ không nên chọn những loại kem có mùi quá nồng, đặc biệt sản phẩm không chứa paraben, phathalates.

Làn da trẻ nhỏ dễ bị khô dù là thời tiết nóng hay lạnh, do đó mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho con hằng ngày để bảo vệ làn da mịn màng của bé nhé. Ngoài kem dưỡng ẩm thì mẹ cũng nên chọn mua thêm các sản phẩm như kem giảm hăm tã, kem ngăn ngừa, giảm cứt trâu, viêm da tiết bã,...

 

Thay bỉm cho bé mỗi 4 tiếng

Thời gian thay bỉm cho côn cũng rất quan trọng mà mẹ cần lưu ý. Nếu mặc bỉm suốt 24h sẽ cực kỳ nguy hiểm con. Vậy nên cứ 4 giờ đồng hồ mẹ nên thay bỉm cho bé một lần, vệ sinh mông và vùng kín cho bé với nước ấm và lau khô để làn da của bé được hô hấp. 

chăm sóc da cho trẻ sơ sinhMẹ nên thay bỉm cho bé 4 tiếng một lần (ảnh: internet)

 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Ngoài việc dùng các sản phẩm chăm sóc da bên ngoài thì mẹ cũng chú trọng chăm sóc từ sâu bên trong cho bé. Cách tốt nhất đó là cho bé ăn những món ăn bổ dưỡng, nhiều rau xanh, hoa quả,...Hạn chế cho bé dùng những thực phẩm dễ gây kích ứng da như hải sản. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé uống nước thường xuyên. 

Vào những ngày thời tiết lạnh, mẹ nên hạn chế quạt sưởi, đèn sưởi mà nên áp dụng những cách làm ấm cơ thể bé với các loại quần áo ấm.

Hy vọng, với những thông tin trên, mẹ đã có thêm gợi ý chăm sóc da của bé đúng cách và hiệu quả mẹ nhé!

 

Xem thêm:

> Tại sao bé thường khóc vào lúc 4h sáng?

10 Điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần tránh

 

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè xuất phát từ sự tắc nghẽn trong đường hô hấp dưới, thường xảy ra ở trẻ mới sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Khi bé con của bạn phải trải qua cơn sốt kéo dài hoặc dai dẳng, điều này không chỉ khiến cho các bậc phu huynh lo lắng mà còn khiến cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của con.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị bài tiết quá nhanh. Nguyên nhân bao gồm ăn quá mức, ăn không đúng cách.