Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Khi bé con của bạn phải trải qua cơn sốt kéo dài hoặc dai dẳng, điều này không chỉ khiến cho các bậc phu huynh lo lắng mà còn khiến cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của con. Vậy cách hạ sốt cho trẻ sơ lâu ngày không khỏi như thế nào? Nếu chưa biết, mẹ có thể tham khảo bài viết này cùng Góc Làm Mẹ.
Sốt dai dẳng ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu trẻ sốt kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi do mất nước, rối loạn điện giải và có thể gây co giật. Những nguyên nhân chính khiến trẻ sốt lâu ngày không khỏi bao gồm:
Bé bị sốt xuất huyết: Sốt cao đột ngột và sốt liên tục từ 2 – 7 ngày. Triệu chứng đi kèm là xuất hiện các đốm đỏ trên da, chảy máu dưới da, nếu nặng hơn có kèm theo chảy máu cam,....
Sốt do cúm: Dấu hiệu đầu tiên thường là nghẹt mũi, sau đó hắt hơi, ho khan và sổ mũi. Trẻ sốt cao, cáu kỉnh, quấy khóc, chán ăn, bú mẹ,..Nhiệt độ dao động 37,8 - 38 ̊C
Sốt virus Rubella: Trẻ sốt dai dẳng, sốt nhẹ, sau đó phát ban và viêm đường hô hấp trên, nổi hạch vùng chẩm, sau tai và cổ,...
Mắc bệnh tay chân miệng: Khi bé mắc bệnh tay chân miệng cũng có thể khiến bé sốt cao dai dẳng.
Sốt do viêm họng – viêm amidan cấp tính: Bé bị sốt cao đột ngột từ 39 – 40°C. Dấu hiệu đi kèm: Sổ mũi và có đờm, rẻ mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn,...
Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm khí phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi, áp xe phổi, trẻ thường sốt cao lâu ngày, ho, có đờm hoặc ra máu, đau ngực, khó thở...
Nhiễm trùng máu: Trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, sốt liên tục, biếng ăn, nôn ói toàn bộ, hôn mê, mạch nhanh, thở nhanh
Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ có thể sốt do một vài lý do sau:
Nhiễm khuẩn salmonella từ các loài bò sát
Bé bị viêm nội tâm mạc do vi khuẩn
Bé bị dị ứng với một số thành phần trong sữa công thức hoăc sữa công thức mẹ cho bé dùng chưa đạt chuẩn.
Mẹ đã chưa áp dụng cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh đúng cách.
Trẻ sơ sinh bị sốt cao có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Internet)
Mẹ nên cho trẻ nằm ở nơi thông thoáng và hạn chế sự tiếp xúc với nhiều người.
Sử dụng nhiệt kế dạng nhiệt điện cho trẻ em, đặt dưới nách hoặc hậu môn. Giữ nhiệt kế ở nách ít nhất 3 phút và đảm bảo cánh tay trẻ áp sát vào ngực.
Nhiệt độ thực tế của trẻ là con số ghi trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0,3 - 0,4 độ. Ví dụ, nhiệt độ ghi trên nhiệt kế là 38°C, nhiệt độ cơ thể thực tế của trẻ khoảng 38,3 - 38,4°C.
Nếu nhiệt độ của trẻ dưới 38°C: Cởi quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc quần áo nhẹ và theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên, đo 1 giờ một lần.
Nếu nhiệt độ của trẻ từ 38 - 38,5°C: Giảm nhiệt độ của trẻ bằng cách cởi bớt quần áo và sử dụng phương pháp lau mát như lau nước ấm khắp cơ thể trẻ, đặc biệt ở các vùng như nách và bẹn. Đến khi nhiệt độ giảm xuống khoảng 37,5°C.
Nếu nhiệt độ của trẻ từ 38,5°C trở lên: Mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt Paracetamol theo liều lượng được hướng dẫn, tuân theo cân nặng và khoảng thời gian giữa các liều. Nếu trẻ không thể uống thuốc, có thể sử dụng dạng bôi trực tràng. Đồng thời, đảm bảo trẻ uống đủ nước.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh an toàn (Nguồn: Internet)
Trẻ sốt kéo dài trên 3 ngày, sốt liên tục không giảm bằng thuốc hạ sốt, hoặc nhiệt độ quá cao, từ 40 - 41°C (đưa trẻ đến cấp cứu ngay lập tức).
Sốt kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm như hôn mê, nôn mửa, biếng ăn hoặc bỏ ăn, người mệt mỏi, co giật, thở nhanh hoặc thở bất thường, tiêu chảy hoặc đại tiện ra máu,...
Nếu trẻ sơ sinh bị sốt kèm nôn mửa, co giật thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay (Nguồn: Internet)
Hy vọng những thông tin chia sẻ về cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi trên sẽ giúp mẹ một phần nào trong việc chăm sóc trẻ. Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu trẻ sốt dai dẳng, nhiệt độ quá cao, kèm theo những triệu chứng bất thường thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay nhé. Không nên tự hạ sốt cho con ở nhà, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Chúc bé con của mẹ luôn khỏe mạnh và bình an!
**Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
> 3 lời khuyên hữu ích cho mẹ khi chăm sóc trẻ 3-6 tháng tuổi