Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu. Vậy nguyên nhân trẻ sơ sinh bị hăm tã là do đâu? Trẻ bị hăm tã có nguy hiểm không, cũng như cách phòng tránh hăm tã như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này cùng Góc Làm Mẹ.
Hăm tã là tình trạng da bị kích ứng, xuất hiện các vùng da viêm nhiễm, nổi mẩn đỏ, khô ráp,...thường xuất hiện ở vùng mông của trẻ em.
Triệu chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh bị hăm tã đó là:
Da ngứa và nhạy cảm: Trẻ sơ sinh có thể cảm thấy ngứa và da trở nên nhạy cảm hơn thường lưu.
Vết loét và sưng lên: Trong các trường hợp nghiêm trọng, hăm tã có thể dẫn đến các vết loét trên da và sưng lên, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Sưng và đau rát: Vùng da bị hăm tã có thể sưng lên và gây ra đau rát khi tiếp xúc với nước hoặc tã.
Khó chịu và quấy khóc: Trẻ sơ sinh thường trở nên khó chịu và quấy khóc do cảm giác không thoải mái và đau rát.
Có thể xuất hiện mủ hoặc dịch lỏng: Trong các trường hợp nghiêm trọng, da bị hăm tã có thể xuất hiện mủ hoặc dịch lỏng, điều này là dấu hiệu của viêm nhiễm.
Hăm tã khiến da trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ (Nguồn: Internet)
Tã ướt lâu mà không được thay: Làn da mỏng manh của trẻ nhỏ có thể bị nổi mẩn đỏ nếu để tã ẩm hoặc bẩn quá lâu. Nếu mẹ để tã ẩm ướt lâu mà không thay cho bé hoặc khi thay tã mà không lau khô sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm hại đến làn da bé.
Tã quá chật so với kích thước cơ thể bé: Nếu mẹ chọn tã/bỉm cho bé với size quá nhỏ hoặc chất lượng kém có thể tạo áp lực và ma sát lên da bé, làm tổn thương da và gây hăm tã ở trẻ sơ sinh.
Nhiễm khuẩn - nấm: Nhiều mẹ bỉm vẫn thích cho bé dùng tã vải, tuy nhiên nếu mẹ giặt tã không sạch, có thể tạo điều kiện để các loại vi khuẩn, nấm,...phát triển và tấn công làn da mỏng manh của con.
Bé bị ứng: Da của bé có thể phản ứng với một vài thành phần có trong khăn ướt, tã lót mới, nước giặt xả tã vải,...Ngoài ra, các thành phần trong kem dưỡng da, phấn rôm và dầu dưỡng da của trẻ sơ sinh,...cũng có thể đóng góp vào việc gây ra tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh.
Yếu tố khác: Có một số trẻ sơ sinh thường ra nhiều mồ hôi, đặc biệt trong mùa hè hoặc khi đang bị sốt, vi khuẩn và nấm có thể phát triển nhanh chóng. Đồng thời, yếu tố gen di truyền cũng khiến cho da của họ dễ bị kích ứng hơn và dễ bị hăm tã.
Thời tiết nóng khiến trẻ sơ sinh mặc tã khó chịu, dễ gây hăm tã (Nguồn: Internet)
Hăm tã có thể gây ra đau rát, không thoải mái và làm cho bé khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, hăm tã có thể dẫn đến các tình trạng khác như viêm nhiễm, nứt nẻ, và thậm chí là nhiễm trùng nếu vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương trên da của bé.
Mặc dù trẻ sơ sinh bị hăm tã là một trong những hiện tượng thường gặp, không đáng lo ngại. Nhưng nếu trẻ sơ sinh bị hăm tã không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách và điều trị kịp thời có thể dẫn đế những viêm nhiễm nghiêm trọng.
Cách giúp cho trẻ sơ sinh không bị hăm tã đó là hãy giữ cho vùng mặc tã của bé luôn sạch sẽ và khô ráo. Hoặc mẹ có thể tham khảo một vài cách ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh sau:
Thường xuyên thay tã: Thay tã cho bé ít nhất mỗi 2-3 giờ hoặc ngay sau khi tã ẩm. Đảm bảo tã của bé luôn khô ráo và sạch sẽ.
Sử dụng tã chất lượng tốt: Mẹ nên lựa chọn cho bé loại tã có độ hút tốt và không chứa chất hóa học gây kích ứng cho da của bé.
Vệ sinh da bé sạch sẽ mỗi khi thay tã: Sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ để làm sạch da của bé mỗi khi thay tã. Sau đó, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Sử dụng kem chống hăm tã: Sử dụng kem chống hăm tã chứa kẽm oxit hoặc các thành phần khác giúp bảo vệ da bé khỏi vi khuẩn và nấm.
Để da bé thoáng khí: Mẹ không nên mặc tã cho bé 24/24, khi không cần thiết mẹ để bé nằm mở tã hoặc, không dùng tã sẽ giúp là da con được thoáng khí và giảm mồ hôi.
Kiểm tra tã thường xuyên: Kiểm tra vùng mặc tã của bé thường xuyên để nhận biết các dấu hiệu của hăm tã và xử lý ngay khi phát hiện.
Chọn các sản phẩm giặt xả an toàn cho bé: Khi giặt tã vải cho bé, mẹ nên ưu tiên chọn các sản phẩm chuyên dụng dành riêng cho trẻ sơ sinh. Các sản phẩm với thành phần tự nhiên, lành tính, dịu nhẹ và an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
Mẹ nên chọn các loại tã mỏng nhẹ giúp da bé được thông thoáng (Nguồn: Internet)
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ hãy nhớ rằng sự chăm sóc đúng cách và kịp thời chính là điều quan trọng nhất để bảo vệ con khỏi những nguy hại. Riêng đối với trẻ sơ sinh bị hăm tã, mẹ hãy ưu tiên chọn loại tã chất lượng, phù hợp và tham khảo những cách phòng ngừa hăm tã trong bài viết nhé. Chúc mẹ sẽ luôn thành công trong việc bảo vệ bé yêu!
**Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: