Trẻ sinh mổ “thiệt thòi” hơn sinh thường?
Trẻ sinh mổ “thiệt thòi” hơn sinh thường?

Hiện nay tỉ lệ trẻ sinh mổ dần trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Việc lựa chọn phương pháp sinh cũng không phải là điều mà bất kỳ người phụ nữ mang thai nào có thể lựa chọn. Nhiều trường hợp, bạn không thể sinh thường được thì bắt buộc phải chấp nhận sinh mổ. Tuy nhiên, trẻ sinh mổ sẽ thường có nhiều thiệt thòi hơn trẻ sinh thường. Vậy nên, nếu có thể bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để chọn phương pháp sinh phù hợp nhất cho mình. 

 

Có thể bạn quan tâm:

Chăm sóc mẹ sau sinh mổ cần lưu ý gì?

Bố mẹ trẻ và 7 sai lầm dễ mắc phải lúc chăm con vừa chào đời

 

Hệ tiêu hóa yếu - non kém

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Phần Lan cho biết rằng, phương pháp sinh mổ sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa ở trẻ. Điều này thường dẫn đến những triệu chứng thường thấy như bé dễ bị táo bón, nôn trớ thường xuyên, tiêu chảy, kém phát triển,....Bởi do khả năng sinh ra vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột chậm chạp. 

Bên cạnh đó, việc hệ tiêu hóa non kém sẽ hạn chế việc hấp thu dưỡng chất, làm cho trẻ chậm phát triển hơn những bé khác. Vì thế, sự ổn định của hệ tiêu cũng hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ miễn dịch cho bé.

Khả năng miễn dịch thấp

Phương pháp sinh mổ sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ giảm đi rất nhiều. Lý do chính là do phổi của con đã không nhận được lực co thắt mạnh từ cổ tử cung. Nếu phương pháp sinh thường cổ tử cung co thắt mạnh để ép chặt và vắt sạch nước ối trong phổi thì phương pháp sinh mổ lại không có quá trình này diễn ra. 

Vậy nên trẻ sinh mổ sẽ còn tồn dịch phổi, dễ bị đờm, hay khò khè hay mắc các bệnh về hệ hô hấp  Theo các chuyên gia khảo sát và nghiên cứu thì hệ hô hấp của bé sinh thường luôn tốt hơn trẻ em sinh mổ.

 

trẻ sinh mổ

Trẻ em sinh mổ có khả năng miễn dịch thấp và dễ bệnh (Ảnh: Internet)

 

Bị ảnh hưởng nhiều bởi thuốc gây mê

Khi sinh mổ, cơ thể mẹ sẽ phải tiêm thuốc gây mê và loại thuốc này thường thấm vào cơ thể của mẹ rất nhanh. Chính vì điều này, cơ thể của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng, thuốc mê thấm nhanh có thể thấm vào cả cơ thể của bé, làm cho bé ngủ và mất phản xạ khóc.

Điều này cũng sẽ rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé, gây ra một số bệnh như suy hô hấp, nhiễm trùng hệ hô cho sau này. Đặc biệt, nếu cơ thể mẹ dị ứng với thuốc gây mê thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bé và thậm chí của mẹ.

 

trẻ sinh mổ

Trẻ sinh mổ thường khó bú mẹ hơn trẻ sinh thường (Ảnh: Internet)

Khó bú mẹ

Theo nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát mới đây từ các chuyên gia cho biết trẻ đẻ mổ thường bắt nhịp với cuộc sống chậm chạp hơn so với những đứa bé sinh thường. Bởi trong quá trình mổ, bé đã chịu nhiều ảnh hưởng từ các loại thuốc. Hơn nữa, phương pháp sinh mổ cũng là nguyên nhân khiến cho “sợi dây” liên kết tình cảm giữa yếu, hồi phục lâu nên việc cho bé bú cũng không thực sự chu đáo trong những ngày đầu. 

 

Sự phát triển của bé không những phụ thuộc vào quá trình chăm sóc con sau sinh mà cũng còn có phần phụ thuộc vào phương pháp sinh. Vậy nên, nếu có thể sinh thường thì mẹ hãy cố gắng để sinh bé nhé, đừng chọn sinh mổ, con trẻ sẽ có nhiều thiệt thòi.

 

Xem thêm:

Mẹ nên làm gì khi bé sốt?

Bật mí bài tập sau sinh đơn giản giúp mẹ lấy lại vóc dáng

Bài viết liên quan
Các giai đoạn phát triển của trẻ
Các giai đoạn phát triển của trẻ
Cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ từ lúc sơ sinh đến giai đoạn thiếu niên trong bài viết này cùng Góc Làm Mẹ nhé.
Khóc dạ đề là gì? Vì sao trẻ khóc dạ đề? Cách xử lý hiệu quả
Khóc dạ đề là gì? Vì sao trẻ khóc dạ đề? Cách xử lý hiệu quả
Khóc dạ đề là tình trạng phổ biến mà nhiều trẻ sơ sinh trải qua. Đối với nhiều người, tiếng khóc liên tục của con vào buổi tối có thể khiến họ cảm thấy bất lực.
Em bé bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Em bé bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Em bé bị vàng da là một trong những vấn đề thường gặp khi mới sinh. Thông thường, vàng da ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm và sẽ tự giảm đi sau vài tuần.
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè xuất phát từ sự tắc nghẽn trong đường hô hấp dưới, thường xảy ra ở trẻ mới sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Khi bé con của bạn phải trải qua cơn sốt kéo dài hoặc dai dẳng, điều này không chỉ khiến cho các bậc phu huynh lo lắng mà còn khiến cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của con.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.