Mẹ nên làm gì khi bé bị sốt?
Mẹ nên làm gì khi bé bị sốt?

Ai đã từng làm mẹ thì chắc hẳn sẽ biết được nỗi lo lắng khi bé con của mình bị sốt. Khi bé bị sốt cơ thể mệt mỏi, khó chịu, có khi thân nhiệt của bé nóng vượt quá 38 độ C. Lúc này mẹ cần phải biết cách chăm sóc bé kịp thời để hạ sốt cho trẻ mẹ nhé. 

Xem thêm:

Có nên quấn chặt bé sau sinh không?

5 Loại lá tắm sau sinh cho bé an toàn dễ tìm

 

Cách nhận biết trẻ bị sốt

Nhiều chị em phụ nữ lần đầu làm mẹ, chắc cũng sẽ còn nhiều lúc bỡ ngỡ, đặc biệt là trong những trường hợp bé bị bệnh, bị sốt,...Vậy để biết khi nào bé bị sốt mẹ cần phải biết một số dấu hiệu sau đây: 

  • Thân nhiệt của bê  tăng cao, khoảng từ 38 độ trở lên

  • Bé đổ mồ hôi nhiều

  • Cơ thể bé có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ ăn uống hoặc bỏ bú.

  • Nhợt nhạt, dễ cáu

  • Nôn ói

Trên đây là một vài dấu hiệu dễ thấy nhất khi trẻ con bị sốt, vậy nên mẹ cần chú ý khi chăm sóc con mỗi ngày, nhất là vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi, cơ thể bé chưa kịp thích nghi cũng dễ bị sốt. 

 

Hạ sốt cho trẻ

Mẹ hãy luôn chuẩn bị sẵn nhiệt kế trong nhà để kiểm tra thân nhiệt cho con thường xuyên nhé (Ảnh: Internet)

 

Nguyên nhân khiến bé bị sốt

Để có thể hạ sốt cho trẻ đúng cách mẹ cũng cần phải tìm hiểu được nguyên nhân vì sao. Việc bé bị sốt có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, sốt cũng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ do một số nguyên nhân sau đây:

  • Bé bị sốt có thể đã bị nhiễm một trong những loại virus sau: cảm cúm, sốt xuất huyết, virus sởi,..Hoặc bé sốt có thể do thủy đậu, cảm lạnh, sốt do mắc phải bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, khi bị sốt virus thường có xu hướng giảm từ 3 - 7 ngày. Không cần kê đơn vì thuốc kháng sinh không hiệu quả với virus.

  • Sốt do nhiễm trùng như: nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai, gan – mật, nhiễm khuẩn não – màng não hoặc do viêm đường hô hấp, do phát ban,...Đặc biệt, nếu bé bị sốt do vi khuẩn thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời, vì loại sốt này cực kỳ nguy hiểm.

  • Bé bị sốt do tiêm chủng hoặc do mọc răng. Và tình trạng này không nguy hiểm, có thể sẽ hết sau 1 – 2 ngày.

 

hạ sốt cho trẻ

Bé ở tuổi mọc răng cũng sẽ dễ bị sốt, nên mẹ hãy lưu ý chăm sóc bé đúng cách nhé (Ảnh: Internet)

 

Nên làm gì khi trẻ bị sốt?

Dưới đây là một số điều mẹ có thể làm để hạ sốt cho trẻ, giúp con cảm thấy dễ chịu hơn:

  • Đầu tiên, mẹ nên dùng nhiệt kế để xác định thân nhiệt cho bé. Mẹ có thể chọn nhiệt kế điện tử, nhiệt kế thủy ngân hoặc có thể chọn loại nhiệt kế kỹ thuật số đều được. 

  • Đối với trẻ sơ sinh còn nhỏ từ 1 đến 12 tháng tuổi, thì mẹ có thể đo nhiệt độ ở nách, tai, trán,...tuy nhiên để chính xác hơn mẹ nên đo nhiệt độ trực tràng (hậu môn) bởi vì ở những vị trí khác thường thấp hơn nhiệt độ cơ thể (đặc biệt là trực tràng).

  • Tiếp theo mẹ hay cho bé uống nhiều nước, có thể dùng thêm dung dịch Oresol thay nước. Oresol là dung dịch muối đường có công dụng ngăn ngừa mất nước cũng như bổ sung thêm nhiều chất điện giải cho trẻ.

  • Lau người thường xuyên cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ không gian, nơi sinh hoạt phải thoáng mát,..

  • Dùng nước ấm để lau người cho bé, giúp ổn định thân nhiệt. 

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cho bé ăn uống hợp lý, bổ sung canxi và vitamin C.

  • Có thể dùng 1 số loại thuốc hạ sốt dành cho trẻ như: Paracetamol, ibuprofen,… Khi dùng cần đọc kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để dùng đúng liều, an toàn nhất cho bé.

 

Trên đây là những giải pháp dễ thực hiện và an toàn giúp mẹ có thể nhanh chóng hạ sốt cho trẻ tại nhà. Ngoài ra, để an toàn và được kiểm trả đầy đủ, kỹ lưỡng nhất mẹ nên đưa bé đi khám để được chăm sóc hiệu quá nhất mẹ nhé. 

 

Có thể bạn quan tâm:

Khảo sát thành viên - Nhận quà

Chăm sóc mẹ sau sinh mổ cần lưu ý gì?

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị bài tiết quá nhanh. Nguyên nhân bao gồm ăn quá mức, ăn không đúng cách.
Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ
Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ
Đối với những mẹ bỉm sữa lần đầu làm mẹ, việc đánh thức bé dậy cũng là nỗi băn khoăn của mẹ.  Vậy làm sao để đánh thức bé sơ sinh đang ngủ an toàn nhất?
Giải mã ý nghĩa về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Giải mã ý nghĩa về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Có bao giờ, mẹ thắc mắc về những tư thế này có gì đặc biệt hay không? Nếu tò mò mẹ có thể tham khảo bài viết giải mã về 5 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh trong bài viết sau cùng Góc Làm Mẹ nhé.