Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Các chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn khuyến cáo rằng hãy nuôi con bằng sữa mẹ khi có thể. Đặc biệt, nên cho bé bú mẹ từ khi mới sinh cho đến giai đoạn 6 tháng tuổi.
Có thể bạn quan tâm:
> Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách bố mẹ nào cũng nên biết
Khi bé bước vào giai đoạn sau 6 tháng tuổi cơ thể đã phát triển dần ổn định, cân nặng và nhu cầu về dinh dưỡng của bé cũng tăng. Vậy nên sữa mẹ không còn đủ nguồn dinh dưỡng để cung cấp và đảm bảo tốt cho sự phát triển của con. Lúc này, ăn dặm chính là giải pháp tốt nhất để con có thể phát triển nhanh và đạt tốc độ cân nặng chuẩn.
Sữa mẹ có mất chất theo thời gian không? (Nguồn: Sưu tầm)
Câu trả lời là không, vì sữa mẹ mãi mãi là sữa thôi. Sở dĩ chỉ nên nuôi con bằng sữa mẹ từ nhỏ đến 6 tháng tuổi là vì, khi bé đủ lớn thì nhu cầu dinh dưỡng nhiều hơn nên sữa mẹ không phải là nguồn cung tuyệt vời để giúp con phát triển nhanh chóng, chứ không phải sữa mẹ sau 6 tháng sẽ mất đi chất dinh dưỡng.
Chính vì thế, sau 6 tháng tuổi mẹ nên cho bé bú mẹ kèm với ăn dặm để con được cung cấp đủ dinh dưỡng, nhằm phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần.
Mẹ nên cho bé ăn dặm kèm bú sữa mẹ (Ảnh: Sưu tầm)
Theo ước tính của WHO, tại các nước phát triển cứ 5 đứa trẻ thì sẽ có 2 bé không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn từ 6 tháng đến 2 tuổi. Việt Nam cũng thuộc vào diện này. tr.
WHO-2018 khuyến cáo liều ăn dặm như sau :
Từ 6-8 tháng: Bé cần được bú mẹ + 2-3 bữa ăn dặm trong 1 ngày.
Từ 9-11 tháng: Bé bú mẹ + ăn dặm 3-4 lần/ngày.
Từ 12-24 tháng: Bú sữa mẹ + ăn dặm 3-4 lần/ngày, ngoài ra mẹ có thể cho bé ăn xen kẽ những bữa ăn ngũ cốc dinh dưỡng.
Hãy nên cho bé ăn nhiều loại thức ăn, cứ 3-5 ngày mẹ nên nấu lại cho bé ăn dặm để quen, sau đó đổi món khác.
Trong giai đoạn tập ăn dặm có thể bắt đầu cho ăn thêm các loại trái cây có tính axit như cam, quýt, dâu … và rau quả.
Khi cho bé ăn dặm, nếu thấy bé phát ban quanh miệng, thì không nên quá lo lắng. Điều mẹ cần làm đó là ngừng cho bé ăn dăm vầ đưa bé đi khám ngay nhé.
Khi cho bé ăn dặm, mẹ nên xay nhuyễn, không nên cho trẻ ăn nguyên hạt vì có nguy cơ lọt vào đường thở.
Không nên dụng đạm sữa bò còn nguyên vẹn như sữa bột nguyên kem hoặc sữa bò tươi để làm thức uống chính cho trẻ dưới 1 tuổi. Bởi vì, chúng làm quá tải chất tan ở thận và có hàm lượng sắt thấp, cũng như cản trở hấp thu sắt và một số vi chất trong thức ăn.
Tóm lại, sữa mẹ không mất chất theo thời gian và là nguồn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh. Nhưng khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cho đến 2 tuổi, mẹ có thể cho bé bú và xen kẽ ăn dặm để cho bé phát triển tốt nhất nhé. Đồng thời, đừng bao giờ chỉ trích hay áp lực cách nuôi con của những người mẹ bỉm sữa, điều đó chỉ khiến mẹ thêm mệt mỏi và ảnh hưởng cả phát triển - tinh thần đứa bé.
(Nguồn: Bác sĩ Sang)
Xem thêm:
> Trẻ sơ sinh không chịu ngủ thì mẹ nên làm gì?