Phụ nữ mang thai nên làm gì để điều hòa thân nhiệt?
Phụ nữ mang thai nên làm gì để điều hòa thân nhiệt?

Khi mang thai, thân nhiệt của chị em thường tăng cao. Do đó, nếu chị em “bầu bí” nào đang gặp tình trạng này có thể tham khảo qua những mẹo điều hòa thân nhiệt cho mẹ bầu sau nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Các loại vitamin tổng hợp tốt nhất cho bà bầu hiện nay

Giải mã giấc mơ: Bà bầu nằm mơ thấy rắn là điềm lành hay gỡ?

Nhiệt độ cơ thể khi mang thai là bao nhiêu?

Nhiệt độ cơ thể của người thường dao động từ 36,1 - 37,2 độ C, nhưng ở phụ nữ mang thai, có thể cao hơn một chút, khoảng 0,5 độ C. Nếu nhiệt độ vượt qua 37,5 độ C, có thể là dấu hiệu của sốt ở bà bầu, đặc biệt là nếu vượt qua 38 độ C, có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Thai phụ nên chú ý theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên để tránh tình huống nghiêm trọng, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Nguyên nhân tăng thân nhiệt ở mẹ bầu

Khi mang thai nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng là do sự thay đổi hormone. Sự thay đổi nội tiết tố không chỉ làm tăng thân nhiệt của mẹ mà còn gây ra nhiều triệu chứng thai kỳ khác. 

Một số nguyên nhân tăng thân nhiệt ở mẹ bầu: 

  • Trong thai kỳ, cơ thể mẹ cần cung cấp máu, dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, nên cơ thể cần tăng cường lưu thông máu và lượng máu có thể tăng lên đến 50% vào tuần thứ 34 của thai kỳ. Điều này khiến nhiệt độ của mẹ bầu tăng nhẹ. 

  • Tim phải hoạt động mạnh mẽ hơn để cung cấp đủ máu cho cơ thể trong quá trình mang thai, làm tăng sự trao đổi chất và khiến thân nhiệt tăng nhẹ.

  • Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 (từ tuần 29 - tuần 40) của thai kỳ, nhiệt độ của thai nhi tỏa ra có thể được mẹ hấp thụ, do đó, bà bầu cũng thường cảm thấy nóng hơn so với trạng thái bình thường.

Thân nhiệt của mẹ bầu quá cao có nguy hiểm không?

Đối với những mẹ bầu có nhiệt độ cơ thể vượt quá mức bình thường là một hiện tượng sinh lý phổ biến và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 1, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hình các protein quanọng và nguy cơ sảy thai. Do đó, nếu cảm thấy bất thường và lo lắng nhiều mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra và được hướng dẫn điều hoa thân nhiệt cho mẹ bầu kịp thời, sẽ an toàn cho mẹ và thai nhi hơn nhé. 

Cách điều hòa thân nhiệt cho mẹ mang thai

Ăn những món ăn mát cho cơ thể

Điều hòa thân nhiệt cho mẹ bầu được giúp mẹ mát hơn, mẹ có thể chọn ăn những món ăn giúp làm mát cơ thể. Một số món mẹ có thể tham khảo như: cam, bưởi, dưa hấu, nho, dưa leo, dâu tây,..Một số loại rau củ mẹ có thể ăn như: Rau diếp, cà rốt, cần tây và cà rốt,... 

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tự làm các món kem trái cây tươi tại nhà, sữa chua,...Tuy nhiên, khi chọn ăn những món ăn này, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn, phù hợp với thể trạng của mỗi người nhé. 

Chọn trang phục mát mẻ

Một trong những mẹo giúp mẹ có thể làm mát thân nhiệt trong thai kỳ đó là chọn mặc những loại quần áo rộng rãi với chất liệu thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi tốt,...Những loại quần áo này không những giúp mẹ dễ dàng di chuyển, tiện trong những hoạt động mà còn giúp làm mát cơ thể hiệu quả, giúp điều hòa thân nhiệt cho mẹ bầu, nhất là trong những ngày thời tiết oi bức. 

Bên cạnh đó, màu sắc của trang phục cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của mẹ bầu. Nên chọn những loại quần áo với gam màu tươi sáng để hạn chế hấp thu nhiệt. 

Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng rãi, mát mẻ (Ảnh: Sưu tầm)

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể

Nước đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai thì việc bù nước đầy đủ cho cơ thể là rất quan trọng. Uống đủ nước không chỉ giúp điều hòa thân nhiệt mẹ bầumà còn tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Trong thời gian mang thai, mẹ cần uống nhiều nước, tránh uống những loại nước ngọt, chất kích thích, rượu bia,...sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu nên bổ sung đủ nước mỗi ngày (Ảnh: Sưu tầm)

Sinh hoạt trong những không gian mát mẻ

Khi mang thai, mẹ không nên ở quá lâu trong những căn phòng, không gian với nóng nực, nhiệt độ cao sẽ làm cho cơ thể mẹ bầu tăng cao, nóng bức, đổ nhiều mô hôi,...Thay vào đó, hãy chọn những nơi mát mẻ để cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.

Đặc biệt, hạn chế tham gia những hoạt động ngoài trời, di chuyển ở ngoài nắng thường xuyên hoặc quá lâu.

Trên đây là những mẹo giúp mẹ bầu có thể làm mát thân nhiệt khi mang thai. Mẹ có thể tham khảo và áp dụng. Thời gian thai kỳ đối với chị em phụ nữ là khoảng thời gian khó khăn, hãy cố gắng chăm sóc sức khỏe thật tốt để bé phát triển thật khỏe mạnh nhé. 

Xem thêm:

Mẹ bầu có uống collagen được không?

Thực đơn cho bà bầu thiếu máu trong một ngày

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? 

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.