Tóc máu là gì? Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?
Tóc máu là gì? Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?

Nếu bạn chưa biết tóc máu của trẻ sơ sinh là gì có vai trai ra sao? Và có nên cắt tóc máu cho bé hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này cùng Làm Mẹ nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Dấu hiện nhận biết bé bị bệnh tim bẩm sinh mẹ không nên bỏ qua

> Tư thế ngủ của trẻ làm ảnh hưởng đến chiều cao trong tương lai

Tóc máu có vai trò gì?

Tóc máu là gì? Tóc máu chính là lớp tóc đầu tiên của trẻ sơ sinh từ lúc mới sinh ra, hay nói cách khác, tóc máu có sẵn trên đầu em bé ngay từ khi sinh ra. 

Lớp tóc này được hình thành từ khi bé còn trong bụng mẹ (khoảng từ tuần thai thứ 24). Chức năng của lớp tóc máu là  bảo vệ vùng thóp còn non nớt và giữ ấm phần đầu cho trẻ.

Tuy nhiên, lớp tóc này sẽ không tồn tại lâu. Trong khoảng 1 năm đầu đời của bé, lớp tóc non từ từ rụng đi và được thay thế dần bằng lớp tóc mới khỏe khoắn hơn.

Tóc máu hình thành từ lúc bé trong bụng mẹ (Ảnh: Internet)

Có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh?

Nhiều người nghĩ rằng, việc cắt đi lớp tóc máu sớm này sẽ giúp tóc trẻ mọc dày, đen và nhanh hơn. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này, chỉ là suy luận của chúng ta. Việc tóc trẻ sơ sinh mọc thư - dày, thẳng hay xoăn phụ thuộc chính vào do yếu tố di truyền quyết định.

Sau bé được 3 tháng tuổi, vùng tóc sau đầu sẽ tự rụng  hay còn gọi là rụng tóc vành khăn và thay thế bằng lớp tóc mới. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường trong quá trình phát triển của trẻ và không liên quan đến tình trạng thiếu canxi, nên bố mẹ không nên quá lo lắng. 

Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên lưu ý cho bé vận động, vui chơi đúng theo phương pháp Cửa Sổ Vàng để đầu của con được tròn đẹp, tóc nhanh mọc lại hơn. Nếu lười vận động hoặc kém vận động sẽ gặp tình trạng bẹp đầu, rụng nhiều tóc và lâu mọc lại do bị đặt nằm quá nhiều.

Nếu tóc máu làm bé khó chịu thì bố mẹ có thể không cắt (Ảnh: Internet)

Vậy, có nên cắt tóc máu cho con?

Tóc máu của trẻ sơ sinh sẽ từ từ rụng đi và thay thế bằng một lớp tóc mới sau một thời gian. Cho nên, việc cắt máu cho bé sớm hay muộn cũng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cũng như, chưa có quy định nào cho việc cắt tóc máu ở trẻ sơ sinh nên nếu muốn bố mẹ có thể cắt cho bé. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất là bố mẹ chỉ nên cắt tỉa bớt tóc khi tóc bé dài, dày, gây ngứa ngáy, khó chịu, vướng víu.

Trường hợp nếu tóc máu của bé không ảnh hưởng quá nhiều đến con, không gây khó chịu cho bé thì ba mẹ nên để tóc rụng tự nhiên, không nên cắt. Vì dưới 1 tuổi, thóp đầu của bé vẫn non yếu, chưa liền, việc cắt tóc máu làm có thể sẽ làm ảnh hưởng đến việc giữ ấm và bảo vệ thóp cho trẻ. Đồng thời, nếu ba mẹ cắt không cẩn thận có thể gây tổn thương da đầu của con.

Hy vọng, qua bài viết này bố mẹ sẽ biết được có nên cắt tóc máu cho trẻ sơ sinh không? Và nên cắt như thế nào để bảo vệ an toàn cho con. Chúc bé con nhà bạn luôn khỏe mạnh nhé.

Xem thêm:

Con kháng kháng sinh vì thói quen nhiều mẹ Việt mắc phải

Bé chậm mọc răng nên ăn gì? Mẹ cần biết gì để chăm bé

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị bài tiết quá nhanh. Nguyên nhân bao gồm ăn quá mức, ăn không đúng cách.
Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ
Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ
Đối với những mẹ bỉm sữa lần đầu làm mẹ, việc đánh thức bé dậy cũng là nỗi băn khoăn của mẹ.  Vậy làm sao để đánh thức bé sơ sinh đang ngủ an toàn nhất?
Giải mã ý nghĩa về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Giải mã ý nghĩa về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Có bao giờ, mẹ thắc mắc về những tư thế này có gì đặc biệt hay không? Nếu tò mò mẹ có thể tham khảo bài viết giải mã về 5 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh trong bài viết sau cùng Góc Làm Mẹ nhé.