Con kháng kháng sinh vì thói quen nhiều mẹ Việt mắc phải
Con kháng kháng sinh vì thói quen nhiều mẹ Việt mắc phải

Trong điều kiện thời tiết hiện nay, số lượng ca bệnh mi mắc các bệnh lý viêm hô hấp trên ngày càng tăng. Tuy nhiên, chuyên gia đã cảnh báo rằng không nên dùng thuốc kháng sinh tùy tiện. Bởi lẽ sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch ở trẻ. Không nên quá lạm dụng, cứ thấy trẻ chảy mũi, nước mũi xanh là dùng ngay thuốc kháng sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Ép con ăn no - Sai lầm của nhiều bà mẹ!

Phòng bệnh lúc giao mùa cho trẻ mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân xuất hiện mầm bệnh

Các bệnh về hô hấp ở trẻ nhỏ thường xảy ra vào những khoảng thời gian như: giao mùa, giữa mùa nóng sáng lạng, mưa sang nắng và ngược lại. Sự biến đổi thời tiết này sẽ gây ra sự biến động nhiệt ở ở trẻ nhanh chóng làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Lúc này các virus gây bênh, siêu vi trùng sẽ dễ dàng xâm nhập gây hại  cho bé. 

Trong khi đó, mũi họng là cơ quan quan trọng, chính là cửa ngõ của đường hô hấp. Mũi họng cũng là nơi nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi trẻ hít thở. Với tình trạng không khí, môi trường ô nhiễm như hiện này sẽ là cầu nối giúp cho các tác nhân gây hại như bụi bẩn, vi khuẩn,.. khiến trẻ mắc các bệnh về tai mũi họng và đường hô hấp.

Con kháng kháng sinh vì thói quen nhiều mẹ Việt mắc phải

Bố mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh sai cách cho trẻ (Ảnh: Internet)

Biểu hiện của bệnh về hô hấp

Những triệu chứng chủ yếu bao gồm:

  • Sốt cao
  • Sổ mũi, chảy nước mũi, tắc mũi
  • Đau rát họng, ho, khàn tiếng, lạc tiếng
  • Nói giọng mũi, khàn đặc có khi bị mất tiếng
  • Mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp,...

Thói quen của mẹ khiến trẻ kháng kháng sinh

PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An - Giám đốc Bệnh viện An Việt - cho biết điều đáng lưu ý là khi trẻ bị bệnh đó là thói quen của ba mẹ.

PGS Nguyễn Thị Hoài An (nguồn: Kenh14)

Thông thường các bậc ba mẹ vẫn thường có thói quen tự mua thuốc về cho con uống, trong đó có các loại kháng sinh khác nhau. Có nhiều trường hợp, mẹ đứa bé đến khám sau 1 tuần viêm mũi họng và mang theo rất nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau, thậm chí có cả kháng sinh dùng đường tiết niệu. 

Thói quen này thực sự đáng báo động và không tốt đối với bé. 

Trong khi đó, thực tế tình trạng viêm mũi họng ở trẻ em nguyên nhân chính có đến 70 - 80% là do virus gây ra, số còn lại là do liên cầu (vi khuẩn). Điều này có nghĩa, cứ 10 trẻ viêm họng thì 7 - 8 trường hợp không phải dùng kháng sinh, vì kháng sinh không tiêu diệt được virus.

Trước đây, các bậc làm cha mẹ cứ thấy con trẻ bị chảy nước mũi thành dịch xanh, dịch vàng là cứ tự ý, vô  tư xem đó là bị nhiễm khuẩn và dùng kháng sinh. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đã lấy dịch xanh vàng đó cấy vi khuẩn và đã không phát hiện vi khuẩn mọc lên, do đó dùng kháng sinh không có tác dụng.

PGS An khuyến cáo rằng việc lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc dùng thuốc kháng sinh không đúng cách ở trẻ chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị kháng kháng sinh. Việc lạm dụng này còn khiến cho tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc gia tăng và làm gây lo ngại cho cộng đồng.

 

Con kháng kháng sinh vì thói quen nhiều mẹ Việt mắc phải

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Chính vì thế, mỗi khi bé bị bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi,...ba mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, hút rửa là trẻ tự khỏi, không phải dùng kháng sinh. 

Bên cạnh bệnh về đường hô hấp thì trẻ bị viêm tai cũng vậy ba mẹ cũng không nên lạm dụng thuốc kháng sính. Nếu trẻ viêm tai mà không chảy nước tai thì phụ huynh nên theo dõi tiếp trong 2 ngày sau đó. Thông thường có đến 50-80% đứa trẻ sẽ tự khỏi trong 2 ngày sau đó mà không cần dùng thuốc.

Điều quan trọng là cha mẹ cần theo dõi sát sao, trường hợp 2 ngày sau đó nếu thấy triệu chứng nặng lên thì cần cho con đến khám tại bác sĩ chuyên khoa, lúc đó bác sĩ kê thuốc vẫn chưa muộn, không gây ảnh hưởng gì đến trẻ, không gây biến chứng gì.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về việc sử dụng thuốc kháng sinh và bỏ thói quen dùng thuốc một cách vô tội vạ. Hãy là những bậc phụ huynh khoa học và hiện đại để chăm sóc bé con một cách tốt nhất. 

Xem thêm:

Mẹo chăm sóc da cho bé bất chấp thời tiết

Mách mẹ cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh
Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.