Dấu hiệu nhận biết bé bị bệnh tim bẩm sinh mẹ không nên bỏ qua
Dấu hiệu nhận biết bé bị bệnh tim bẩm sinh mẹ không nên bỏ qua

Bệnh tim bẩm sinh là căn bệnh mà bé sinh ra đã bị các dị tật của buồng tim, van tim, vách tim và các mạch máu lớn. Những dị tật này thường xảy ra ngay từ lúc còn ở thời kỳ bào thai. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không khó phát hiện để phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy bé bị bệnh tim bẩm sinh hay không, nhưng điều này cũng không có nghĩa là bệnh luôn được phát hiện sớm.

Có thể bạn quan tâm: 

Tư thế ngủ của trẻ làm ảnh hưởng đến chiều cao trong tương lai

Ép con ăn no - Sai lầm của nhiều bà mẹ!

Cách phân biệt các loại bệnh tim bẩm sinh

1. Bệnh tim bẩm sinh không tím

Loại bệnh tim này là những dị tật bẩm sinh tim không gây triệu chứng tím như: Hẹp van động mạch chủ hoặc phổi bẩm sinh, thông liên thất, thông liên nhĩ, hẹp eo động mạch chủ, còn ống động mạch.

2. Bệnh tim bẩm sinh tím

Bệnh tim bẩm sinh tím là những dị tật có xuất hiện triệu chứng tím tái, hậu quả của việc thiếu oxy trong máu. Một số dị tật hay gặp như:Tứ chứng Fallot, thân chung động mạch, chuyển vị đại động mạch, thất phải hai đường ra, bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi hoàn toàn, không lỗ van động mạch phổi...

Dấu hiện nhận biết bé bị bệnh tim bẩm sinh mẹ không nên bỏ qua

Bệnh tim bẩm sinh có 2 loại khác nhau (Ảnh: Internet)

Dấu hiệu nhận biết bé bị bệnh tim bẩm sinh

Đối với trẻ sơ sinhm mẹ có thể thông qua những dấu hiệu sau đây để biết bé có khả năng mắc bệnh tim bẩm sinh hay không, và đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra, chữa trị kịp thời nhé.

  • Cáu gắt, quấy khóc thường xuyên

  • Đổ nhiều mồ hôi

  • Khó thở, thở nhanh

  • Bú kém, khó cho bú

  • Làn da, môi, móng tay và móng chân xanh xao, nhợt nhạt bất thường

  • Khó tăng cân và chậm phát triển.

Dấu hiện nhận biết bé bị bệnh tim bẩm sinh mẹ không nên bỏ quaDấu hiệu nhận biết bệnh tim ở trẻ sơ sinh khác với trẻ đã lớn (Ảnh: Internet)

Đối với trẻ đi học và thanh thiếu niên,để biết bé có bị bệnh tim hay không mẹ có thể nhận thấy thông qua các dấu hiệu hoặc những triệu chứng sau:

  • Khó thở, nhịp tim bất thường
  • Thường xuyên mệt mỏi, yếu ớt

  • Thường xuyên chóng mặt, dễ ngất xỉu

  • Trẻ bị tim bẩm sinh thường chậm tăng trưởng và khó thở, hụt hơi, mệt mỏi khi vận động thể chất.

Nếu bé con nhà bạn có những biểu hiện trên, thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám để phát hiện sớm và điều trị cho bé kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc. Chúc bé luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:

Chữa táo bón bằng "lá cây dân gian" - Bé 5 tuổi nguy kịch

Bệnh trẻ thường gặp: Bệnh quai bị ở trẻ có nguy hiểm không?

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè xuất phát từ sự tắc nghẽn trong đường hô hấp dưới, thường xảy ra ở trẻ mới sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Khi bé con của bạn phải trải qua cơn sốt kéo dài hoặc dai dẳng, điều này không chỉ khiến cho các bậc phu huynh lo lắng mà còn khiến cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của con.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị bài tiết quá nhanh. Nguyên nhân bao gồm ăn quá mức, ăn không đúng cách.