Bệnh trẻ thường gặp: Bệnh quai bị ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh trẻ thường gặp: Bệnh quai bị ở trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai. Bệnh này do virus quai bị (Mumps Virus thuộc họ Paramyxoviridae) gây ra và là một trong bệnh thường gặp ở trẻ. ở lứa tuổi học đường, do virus gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Con kháng kháng sinh vì thói quen nhiều mẹ Việt mắc phải

Mẹ nhỏ sữa vào mắt: Bé sơ sinh nhập viện sau 4 ngày

Nguồn bệnh từ đâu?

Theo thống kê có hơn 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Bên cạnh đó, người lớn cũng có thể mắc bệnh này nếu không tiêm người trước đó. 

Nguồn bệnh có thể bắt nguồn từ những người đang mắc quai bị cấp tính. Bệnh quai bị lây trực tiếp qua đường hô hấp. Cụ thể là thông qua nước bọt, các giọt chất tiết mũi họng từ người bệnh văng ra, ho, sổ mũi,...

Người bệnh có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. Bệnh thường xảy ra ở thanh thiếu niên sinh hoạt tập thể và lây lan nhanh, dịch bệnh dễ xuất hiện ở những nơi tập trung đông đúc như trường học, ký túc xá…

bệnh quai bị ở trẻ em

Mumps Virus thuộc họ Paramyxoviridae (Ảnh: Internet)

Các thể bệnh 

Viêm tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt mang thai là thể bệnh thường gặp nhất, chiếm 70%. Thời gian ủ bệnh của thể bệnh này từ 18 - 21 ngày. Biểu hiện khi khởi bệnh là phát sốt 38-39 độ kèm theo đau đầu, không muốn ăn, đau mỏi toàn thân. Giai đoạn toàn phát: sau khi người bệnh sốt 24-48 giờ sẽ xuất hiện viêm tuyến mang tai, ban đầu sẽ sưng một bên má sau 1-2 ngày sẽ sưng bên còn lại (tuy nhiên 2 bên sẽ sưng không đồng đều, bên to bên nhỏ). Giai đoạn lui bệnh: thường hết sốt sau 3-4 ngày, tuyến nước bọt mang tai hết sưng trong vòng 8-10 ngày, hạch sưng kéo dài hơn tuyến một chút. Thông thường, bệnh sẽ tự hết sau 10 ngày nếu như không có bất kỳ biến chứng nào. Tuyến nước bọt không bao giờ hóa mủ (trừ khi bội nhiễm vi khuẩn) và cũng không bao giờ bị teo.

bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị sẽ thường bị sưng môt bênh má (Ảnh: Internet)

Viêm tinh hoàn

Là thể thường gặp thứ hai sau viêm tuyến nước bọt mang tai. Thể bệnh này thường gặp ở nam giới đang tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành.n Viêm tinh hoàn thường bị một bên, ít gặp cả hai bên. Khi bị cả hai bên thì cũng sưng cách nhau 2-3 ngày, thường xuất hiện sau viêm tuyến nước bọt và khi các triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi. 

Thông thường sẽ thấy sốt xuất hiện trở lại hoặc sốt tăng lên vào ngày thứ 5 đến thứ 10 của bệnh. Kèm theo đó là các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tinh hoàn đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ thấy chắc, da bìu có thể nề, căng đỏ. T

rong những trường hợp nặng có thể kèm thêm viêm thừng tinh, viêm mào tinh hoàn và tràn dịch màng tinh hoàn. Thường hết sốt sau 3-5 ngày. Tinh hoàn giảm sưng từ từ, có thể 3-4 tuần sau tinh hoàn mới hết sưng đau (với thể nặng) và không bao giờ có mủ.

Bệnh quai bị có nguy hiểm không?

Nhìn chung, quai bị là bệnh là một căn bệnh lành tính, hầu hết những trường hợp mắc bệnh đều tự hồi phục không có biến chứng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số ít trường hợp mắc bệnh gặp những biến chứng như: phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non (nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ), ở nam giới tuổi thành niên nếu viêm teo tinh hoàn cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.

bệnh quai bị ở trẻ em

Trẻ em mắc bệnh quai bị thì không nên cho bé đến trường đến tránh lây nhiễm (Ảnh: Internet)

Cách phòng bệnh quai bị cho trẻ

Nếu như phát hiện xung quanh có người mắc bệnh thì cần cách lý và có biện pháp khắc phục lây nhiễm ngay. Không nên đến trường, tụ tập,...khi mắc bệnh quai bị vì có thể dẫn đến việc lây lan cộng đồng. Có rất nhiều biện pháp để phòng bệnh quai bị cho trẻ, tuy nhiên biện pháp tốt nhất chính là tiêm phòng vaccine quai bị cho trẻ bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên. 

Trường hợp người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa tiêm vắc-xin phòng quai bị thì cần phải tiêm ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm. Lưu ý cần tiêm vắc-xin phòng quai bị không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

Xem thêm:

Học cách làm kẹo siro trị ho “thách thức” mọi thời tiết từ nguyên liệu đơn giản

[Infographic]- Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu mẹ đã biết chưa?

Bài viết liên quan
Ép con ngủ trưa suốt 1 năm và cái kết người mẹ bị bác sĩ mắng
Ép con ngủ trưa suốt 1 năm và cái kết người mẹ bị bác sĩ mắng
Nhiều phụ huynh thường cho rằng, ép trẻ ngủ trưa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Nhưng không, việc ép con ngủ trưa không mang lại nhiều lợi ích mà ngược lại còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. 
5 Tư thế ngủ của trẻ chứng tỏ con có IQ vượt trội
5 Tư thế ngủ của trẻ chứng tỏ con có IQ vượt trội
Bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm thông tin về những tư thế ngủ của trẻ. Để xem, những tư thế ngủ này có gì thú vị nhé.
Bé gái bị bỏng một bên lưỡi vì ăn kẹo chua
Bé gái bị bỏng một bên lưỡi vì ăn kẹo chua
Bé gái Willow Wright - 4 tuổi ở Melbourne (Úc) cho biết lưỡi em như bị lột ra sau khi ăn khoảng 10 viên kẹo chua Warheads. Nhân lúc mẹ em là chị Kirsty, đang bận công việc ở tầng trên, thì bé  Willow Wright đã tìm thấy "kho" kẹo chua của anh trai và ăn vụ
[Infographic] - 8 Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì với bài tập đơn giản
[Infographic] - 8 Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì với bài tập đơn giản
Để giúp con có một chiếc mũi cao, giúp gương mặt thêm ưa nhìn hãy mách bé thử ngay 8 bài tập đơn giản dưới đây nhé. 
[Infographic] - Thận trọng với 4 mùi hương nguy hiểm khi chăm sóc trẻ
[Infographic] - Thận trọng với 4 mùi hương nguy hiểm khi chăm sóc trẻ
Có những mùi hương tưởng chừng như vô hại nhưng nếu hít quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất đối với trẻ nhỏ.  Cùng tham khảo 4 mùi hương ảnh hưởng đến bé trong bài viết này nhé!
[Infographic]- Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu mẹ đã biết chưa?
[Infographic]- Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu mẹ đã biết chưa?
Trong những năm tháng đầu đời, bé cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo phát triển khỏe mạnh. Vậy liệu rằng mẹ nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lẩu? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này nhé