5 Sai lầm khi pha sữa cho bé mẹ cần biết để tránh
5 Sai lầm khi pha sữa cho bé mẹ cần biết để tránh

Pha sữa cho con tưởng chừng như là việc làm đơn giản và quen thuộc đối với các mẹ bỉm sữa. Tuy nhiên, trong những năm tháng đầu đời, bé còn cần sự chăm sóc tốt nhất. Do đó, mẹ cần đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, pha sữa như thế cho đúng, khoa học, giúp bé hấp thu tốt đa dinh dưỡng tối đa. Sau đây là những sai lầm thường gặp khi pha sữa cho bé, mẹ nên tránh.

Có thể mẹ quan tâm:

Mua và trao đổi sữa mẹ trên mạng cùng những cái kết đắng

>10 Điều cấm kỵ khi chăm sóc trẻ mẹ cần tránh

Không vệ sinh trước khi pha, để tay ướt 

Đây là một trong những sai lầm thường gặp ở hầu hết các bậc cha mẹ. Chúng ta thường nghĩ rằng, tay chúng ta sạch và không cần phải vệ sinh. Tuy nhiên, nguy cơ gây hại từ các loại khuẩn, vi trùng trên tay dễ khiến bé bị đau bụng, tiêu chảy,...Do đó, trước khi pha sữa cho con, mẹ cần phải rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời, mẹ cũng nên lau khô, tránh để bàn tay ướt, vô tình nước rơi vào sẽ làm sữa bị ẩm, mau vón cục, mốc, có hại cho sức khỏe của bé.

sai lầm khi pha sữa cho bé

Mẹ nên vệ sinh và lau tay khô trước khi pha sữa cho bé (Ảnh: Internet)

Tự ý tăng thêm lượng sữa

Nhiều bà mẹ sợ con mình ốm yếu, muốn tăng cân cho bé một cách nhanh chóng nên đã tự tăng lượng sữa thêm trong mỗi lần pha. Đây là một cách pha sữa sai hướng dẫn sử dụng. Nếu tăng thêm 1 đến 2 thìa bột, bé uống sữa quá đặc sẽ dẫn đến trẻ bị thiếu nước, không hấp thu dưỡng chất tốt thậm chí gây táo bón, rối loạn tiêu hóa. Do vậy, mẹ nên tuân thủ hướng dẫn in trên mỗi hộp sữa của nhà sản xuất.

sai lầm khi pha sữa cho béKhông nên tự ý thêm lượng bột sữa (Ảnh: Internet)

Pha sữa với các loại nước cơm, nước cháo, nước rau luộc

Hệ tiêu hóa của bé con rất nhạy cảm, do đó nếu như pha sữa không tuân thủ theo những hướng dẫn sẽ gây ảnh hưởng đến bé. Việc mẹ dùng nước cơm, nước cháo hay nước rau luộc để pha sữa cho con sẽ làm ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng trong sữa bột. 

Ngoài ra, sự kết hợp này không được khuyến cáo áp dụng, pha sữa sai cách sẽ gây ra nhiều vấn đề như đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…ở bé. Thường thì, phải 4 tháng tuổi trở đi con mới hấp thụ được tinh bột. Nếu kết hợp pha sữa như vậy thì sẽ chỉ làm khổ dạ dày của con thôi.

Trộn nhiều loại sữa với nhau

Nếu mẹ nghĩ rằng trộn nhiều loại sữa với nhau để bé hấp thụ được đa dạng chất dinh dưỡng thì mẹ đã sai lầm. Hãy dừng ngay cách pha sữa theo cách này nhé. Bởi khi trộn nhiều loại sữa vào với nhau sẽ làm mất sự cân đối về thành phần dinh dưỡng của mỗi loại sữa. Đồng thời sự pha trộn này có thể gây ra những tác dụng phụ, nếu như thành phần trong các loại sữa có tính đối nghịch nhau. Vậy nên mẹ không được tự ý pha sữa lộn xộn cho bé uống đâu nhé. 

sai lầm khi pha sữa cho béKhông trộn các loại sữa lại với nhau để cho bé bú (Ảnh: Internet)

Luộc bình sữa quá lâu

Việc tiệt trùng bình sữa trước khi cho bé bú là điều cần thiết. Tuy nhiên, mẹ cần phải làm đúng cách, không nên luộc bình sữa trong thời gian quá lâu. Nếu bình và núm vú bị ngâm nóng quá lâu sẽ có thể biến dạng cũng như là tọa là ra một số chất không tốt cho sức khỏe của bé con. 

Vì vậy, mẹ không nên cẩn thận quá mức mà cố luộc bình thật kĩ, thật lâu. Thay vào đó, chỉ cần luộc bình theo đúng thời gian được chỉ dẫn của nhà sản xuất là có thể đảm bảo vệ sinh rồi.

Trên đây là 5 sai lầm khi pha sữa cho bé mẹ nên biết để tránh, nhằm giúp chăm sóc bé con phát triển khỏe mạnh và an toàn. 

Xem thêm:

Cách massage cho trẻ sơ sinh giúp bé ăn ngon ngủ ngoan

Cho bé sơ sinh nằm điều hòa như thế nào là an toàn?

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè xuất phát từ sự tắc nghẽn trong đường hô hấp dưới, thường xảy ra ở trẻ mới sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Khi bé con của bạn phải trải qua cơn sốt kéo dài hoặc dai dẳng, điều này không chỉ khiến cho các bậc phu huynh lo lắng mà còn khiến cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của con.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị bài tiết quá nhanh. Nguyên nhân bao gồm ăn quá mức, ăn không đúng cách.