Những “liều thuốc độc” đối với trẻ dưới 1 tuổi mẹ cần chú ý
Những “liều thuốc độc” đối với trẻ dưới 1 tuổi mẹ cần chú ý

Cơ thể của trẻ con dưới 1 tuổi vẫn còn rất non nớt và đang trong quá trình hoàn thiện chức năng của các bộ phận trên cơ thể. Chính vì thế nếu như mẹ không tìm hiểu kỹ, rất có thể sẽ hại con bằng chính những gì mình nấu ra. Nếu như mẹ đang có con dưới 1 tuổi thì hãy nhớ không cho bé ăn những thứ sau.

 

Có thể bạn quan tâm:

Bật mí cách làm sữa chua từ sữa mẹ vô cùng đơn giản

Cách vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh

 

 

1. Muối

Thận của bé dưới 1 tuổi yếu và dường như không thể thích ứng đươc tốt với những đồ ăn có chứa nhiều muối. Ví dụ như xúc xích, phô mai, thịt hun khói,....Đặc biệt, khi chế biến món ăn cho bé mẹ khong nên nêm muối vào cháo cũng như bột cho bé. 

 

2. Hải sản có vỏ

Theo các chuyên gia cho biết thì những loại thực phẩm chứa nhiều đứng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng cho bé. Bên cạnh đó, những thực phẩm chứa nhiều đường còn có thể làm bé bị giảm sức đề kháng, giảm phát triển chiều cao và có nguy cơ phải đối mặt với chứng béo phì sau này.

 

Những “liều thuốc độc” đối với trẻ dưới 1 tuổi mẹ cần chú ýẢnh: internet

 

3. Đường

Hải sản chứa nhiều dinh dưỡng nhưng những loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… rất dễ gây dị ứng. Do đó, mẹ không cho bé ăn quá nhiều trong năm đầu đời này mà chỉ nên cho bé ăn sau 1 tuổi. 

 

4. Mật ong

Mật ong rất dễ bị vi khuẩn xâm lấn và tấn công sinh sôi nảy nở và thải ra các chất độc hại. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo không được cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi dùng mật ong.

 

Những “liều thuốc độc” đối với trẻ dưới 1 tuổi mẹ cần chú ý

Ảnh: internet

 

5. Các loại phô mai mềm

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, nguy cơ bé bị nhiễm khuẩn listeria khi ăn loại phô mai mềm là rất cao. Vậy nên, nếu cần thì mẹ có thể cho trẻ ăn phô mai cứng hoặc kem phô mai để bổ sung thêm canxi.

 

6. Pate gan động vật

Cũng tương tự như trong phô mai mềm, vi khuẩn listeria có thể đang ẩn nấp trong loại thực phẩm này và rất dễ khiến bé con bị ngộ độc. Hàm lượng vitamin A quá cao trong pate gan rõ ràng cũng không tốt cho sự phát triển của bé.

 

Những “liều thuốc độc” đối với trẻ dưới 1 tuổi mẹ cần chú ýẢnh: internet

 

7. Sữa tươi/sữa bò

Trong sữa thành phần vitamin và khoáng chất rất nhiều và thậm chí hàm lượng này gấp đôi sữa mẹ. Tuy nhiên, với những bé nhỏ dưới 1 tuổi, hệ tiêu hóa còn yếu và không đủ khả năng để chuyển hóa đạm, khiến thận và dạ dày của trẻ bị “quá tải”, gây đầy bụng, khó tiêu…Vậy nên mẹ không nên cho bé uống nhiều sữa bò và sữa tươi ở giai đoạn này.

 

8. Các loại hạt kích thước nhỏ

Trẻ con dưới 1 tuổi mẹ cũng không nên cho bé ăn các loại hạt có kích thước nhỏ như hạt dưa, hướng dương, đậu phộng và các loại trái cây nhỏ. Dù có thành phần dinh dưỡng trong các loại hạt thường cao nhưng vì có kích thước nhỏ bé của chúng lại dễ dàng khiến trẻ bị ngạt thở khi ăn.

 

Những “liều thuốc độc” đối với trẻ dưới 1 tuổi mẹ cần chú ýẢnh: internet

 

9. Dâu tây

Dâu tây với thành phần chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của trẻ. Ăn dâu tây có thể gây kích ứng như nổi mề đay chp bé.

 

10. Lòng trắng trứng

Cũng tương tư như dâu tây. ăn lòng trắng trứng có thể khiến trẻ nổi mề đay, chàm và một số bệnh khác. Tốt nhất, mẹ chỉ nên cho con ăn lòng trắng trứng khi bé con đã hơn 1 tuổi nhé. 

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho mẹ. Chúc bé con của mẹ luôn khỏe manh!

 

Xem thêm:

Trẻ 1 tháng tuổi đi ngoài bao nhiêu lần là bình thường?

Mẹo chăm sóc da cho bé bất chấp thời tiết

 

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị bài tiết quá nhanh. Nguyên nhân bao gồm ăn quá mức, ăn không đúng cách.
Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ
Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ
Đối với những mẹ bỉm sữa lần đầu làm mẹ, việc đánh thức bé dậy cũng là nỗi băn khoăn của mẹ.  Vậy làm sao để đánh thức bé sơ sinh đang ngủ an toàn nhất?
Giải mã ý nghĩa về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Giải mã ý nghĩa về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Có bao giờ, mẹ thắc mắc về những tư thế này có gì đặc biệt hay không? Nếu tò mò mẹ có thể tham khảo bài viết giải mã về 5 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh trong bài viết sau cùng Góc Làm Mẹ nhé.