Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Sau sinh là giai đoạn vô cùng quan trọng trong hành trình làm mẹ, không chỉ vì sự hồi phục của cơ thể người mẹ mà còn vì sự phát triển của em bé mới chào đời. Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho cả mẹ và bé, việc chăm sóc đúng cách, an toàn và khoa học là điều không thể thiếu. Bài viết này sẽ gợi ý cho mẹ cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh để giúp mẹ vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Cách chăm sóc mẹ sau sinh mà người nhà cần quan tâm là theo dõi sản dịch. Sản dịch sau sinh thường có màu đỏ như kinh nguyệt, mùi tanh nồng, và kéo dài khoảng 7 ngày. Sau đó, lượng sản dịch giảm dần và chuyển sang màu hồng nhạt, và thường hết hẳn sau khoảng 4 tuần. Sau 4 tuần, có thể xuất hiện kinh nguyệt trở lại với lượng máu ra như kinh nguyệt bình thường. Lúc này, các mẹ cần chú ý sử dụng biện pháp tránh thai, vì rất dễ có thai lại trong thời gian ngắn sau sinh.
Ảnh: Internet
Cách chăm sóc mẹ sau sinh thường bao gồm việc vệ sinh vùng kín hàng ngày. Hãy vệ sinh vùng kín bằng nước đun sôi để nguội 3 lần mỗi ngày, đặc biệt sau khi đi đại tiện và tiểu tiện. Khi rửa, cần thao tác nhẹ nhàng theo hướng từ trước ra sau, tránh thụt rửa sâu vào bên trong. Sau khi rửa, lau khô và thay băng vệ sinh. Đảm bảo thay băng vệ sinh thường xuyên để giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng.
Đối với mẹ sinh mổ, mẹ không cần kiêng tắm và gội đầu. Vết khâu sẽ liền sẹo sau khoảng 7 ngày. Để vệ sinh vết khâu, hãy rửa bằng dung dịch Betadine. Nếu cảm thấy đau, có thể uống thuốc giảm đau Efferalgan 500mg, mỗi lần 2 viên. Nếu cần, có thể uống lại sau 6 giờ, nhưng không quá 4 lần trong một ngày.
Để chăm sóc sức khỏe sau sinh, mẹ nên tuân thủ những hướng dẫn sau:
Ăn đa dạng các loại thực phẩm hàng ngày, đảm bảo chế độ ăn chín uống sôi và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
Uống 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo đủ sữa cho con bú và tránh táo bón.
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn.
Uống viên sắt và các loại vitamin cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Vận động nhẹ nhàng, tránh bất động và không gen bụng sớm trước 1 tháng.
Đảm bảo thời gian ngủ từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
Ảnh: Internet
Giữ nhiệt độ phòng cho bé ở mức tốt nhất, khoảng 26 – 27 độ C.
Tắm cho bé hàng ngày với nước ở nhiệt độ 37 độ C, đảm bảo thân bé ngập trong nước.
Vệ sinh rốn cho bé bằng cồn 70 độ và gạc vô trùng. Rốn sẽ rụng sau khoảng 7 – 12 ngày, nhưng có bé có thể mất đến 3 tuần. Với phương pháp cắt rốn thì chỉ cần vệ sinh rốn bằng cồn mà không cần chờ rốn rụng.
Massage cho bé trước hoặc sau khi tắm để giúp bé dễ chịu và ngủ ngon hơn.
Bên cạnh đó, chăm sóc bé sau sinh mẹ cũng nên tắm nắng cho bé mỗi ngày.
Ảnh: Internet
Để chăm sóc trẻ sơ sinh một cách tốt nhất, mẹ nên tuân thủ các hướng dẫn sau:
Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Cho bé bú theo nhu cầu, bé trực tiếp mút vú mẹ là tốt nhất.
Thường xuyên massage vú và vắt sữa để tránh tắc sữa và áp xe vú.
Nếu bé nôn trớ nhiều, bỏ bú hoặc vàng da tăng lên, hãy đưa bé đi khám ngay.
Bé bú mẹ hoàn toàn thường đi ngoài 6-8 lần một ngày, phân có màu hoa cà hoa cải.
Rửa vệ sinh cho bé bằng nước ấm sau khi bé đi ngoài hoặc ít nhất 2 lần mỗi ngày để tránh hăm tã.
Đánh giá sự tăng trưởng của bé qua cân nặng, trung bình tăng 500 – 600 gram mỗi tháng trong 6 tháng đầu (tương đương 150 – 200 gram mỗi tuần), hoặc theo dõi lượng nước tiểu của bé hàng ngày (6 – 8 lần/ngày).
Để đảm bảo sức khỏe cho bé sau sinh, mẹ nên chú ý các điều sau:
Khám lại vào ngày thứ 4 sau sinh để phát hiện vàng da sơ sinh cần điều trị.
Đo thính lực cho bé để phát hiện sớm các vấn đề về thính giác.
Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh để phát hiện ba bệnh nguy hiểm mà lâm sàng khó phát hiện: suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, và tăng sản thượng thận bẩm sinh. Thời gian xét nghiệm nên thực hiện sớm nhất sau 72 giờ và muộn nhất là sau 3 tuần tuổi.
Cho bé uống vitamin D3 theo đơn của bác sĩ.
Tiêm phòng lao (BCG) cho bé.
Thực hiện tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng.
Để chăm sóc mẹ và bé sau sinh an toàn, mẹ cần phải có kiến thức về vấn đề này. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích dành cho mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo một vài shop mẹ và bé để mua sắm những món đồ cần thiết.
Xem thêm: