Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn
Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn

Trong suốt quá trình mang thai, việc có một thực đơn dinh dưỡng khoa học phù hợp với từng giai đoạn là rất quan trọng cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bằng cách này, mẹ có thể hiểu rõ nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi tại từng giai đoạn và cung cấp đủ lượng dưỡng chất mà không cần phải tiêu thụ quá nhiều thức ăn. Trong bài viết này Góc Làm Mẹ sẽ gợi ý những thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn, mẹ cùng tham khảo nhé. 

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Trong ba tháng đầu thai kỳ, sự phát triển của thai nhi diễn ra với tốc độ nhanh chóng, và việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất từ các thực phẩm giàu axit folic, sắt, canxi, DHA, protein và vitamin là cực kỳ quan trọng trong thực đơn hàng ngày của mẹ.

Thực đơn cho bà bầu theo từng giai đoạn

Ảnh minh họa (Internet)

Bữa sáng

Mẹ bầu có thể chọn lựa một trong 2 bữa sáng sau

  • Một tách sữa chua không đường kèm theo hạt dẻ cười hoặc một chén ngũ cốc lúa mạch giàu axit folic và sữa tươi.

  • Một phần bánh mì lúa mạch nướng kèm với trứng chiên và rau cải xanh.

Bữa trưa

Một bữa trưa cân đối có thể bao gồm:

  • Thịt gà nướng hoặc cá hồi.

  • Cơm lứt hoặc lúa mạch.

  • Salad rau xanh.

Kết hợp giữa thực phẩm giàu protein như thịt gà hoặc cá hồi, nguồn carbohydrate từ cơm lứt hoặc lúa mạch, và rau xanh giàu chất xơ và các dưỡng chất cần thiết sẽ tạo ra một bữa trưa cân đối và bổ dưỡng cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Bữa tối

Bữa tối nên chứa một phần lớn rau xanh và protein. Ví dụ, mẹ có thể một tô canh hầm cải thảo và nấm bào ngư kèm cơm trắng hoặc gạo lứt là một lựa chọn tốt. Cải thảo giàu axit folic và canxi, trong khi nấm bào ngư cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác.

Ngoài ra mẹ có thể thêm bữa phụ như là ăn thêm hoa quả tươi, hạt hướng dương hoặc hạt hạnh nhân để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất. Đồng thời, cần chắc chắn rằng thực đơn hàng ngày trong ba tháng đầu thai kỳ cung cấp đầy đủ axit folic, canxi, protein và sắt, và luôn tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khi điều chỉnh thực đơn.

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa

Trong ba tháng giữa thai kỳ, mức độ tăng cường dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi tăng lên, do đó cần phải điều chỉnh khẩu phần ăn. Mẹ bầu cần chú ý cung cấp đủ protein, canxi, sắt, chất xơ, folate, vitamin D, C... qua các bữa ăn hàng ngày.

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa nên phong phú và đa dạng, chú trọng vào thực phẩm tươi, giàu dinh dưỡng và tránh xa các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Thực đơn cho bà bầu theo từng giai đoạn

Ảnh minh họa (Internet)

Mẹ có thể tham khảo 3 gợi ý thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng giữa sau đây:

Thực đơn 1:

  • Bữa sáng: 1 quả trứng, salad trái cây, 2 lát bánh mì nguyên cám,1 ly sữa

  • Bữa sáng phụ: Sữa hạnh nhân

  • Bữa trưa: Cơm, thịt gà nướng, bông cải xanh hấp.

  • Bữa trưa phụ: Tránh cây, bánh, sữa

Thực đơn 2: 

  • Bữa sáng: Một ly sữa kèm bánh mì bơ tỏi.

  • Bữa sáng phụ: Sinh tố xoài

  • Bữa trưa: Cơm, súp lơ xào tôm, cua luộc, nho tráng miệng

  • Bữa trưa phụ: Bánh bông lan

  • Bữa tối: Cơm ăn cùng cá hồi áp chảo sốt bơ chanh, canh mồng tơi nấu nghêu.

Thực đơn 3: 

  • Bữa sáng bao gồm cháo trứng kết hợp với một ly nước mía để cung cấp năng lượng cho buổi sáng.

  • Bữa phụ sáng có thể là sữa hạt óc chó, là một lựa chọn bổ dưỡng và giàu chất dinh dưỡng.

  • Bữa trưa cân đối với thịt gà rang gừng, canh chua sảng khoái, đậu đỗ luộc giàu chất xơ, cơm là nguồn tinh bột và một ly nước ép táo giúp cung cấp vitamin và khoáng chất.

  • Cuối cùng, bữa tối gồm thịt gà luộc, tôm rang cùng với bắp cải xào và canh mọc nấu nấm giàu dinh dưỡng. Trái cây tráng miệng là một lựa chọn tuyệt vời để kết thúc một ngày ăn uống lành mạnh.

Thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Trong ba tháng cuối của thai kỳ, sự phát triển của thai nhi đặc biệt tập trung vào cân nặng và trí não. Để hỗ trợ sự phát triển này, mẹ cần bổ sung thêm các dưỡng chất quan trọng như omega-3, choline, giúp tăng cường phát triển não bộ và hệ thần kinh của thai nhi.

Ngoài ra, việc tăng cường lượng canxi từ sữa và sản phẩm từ sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ hỗ trợ phát triển cho hệ xương của thai nhi.

Thực đơn cho bà bầu theo từng giai đoạn

Ảnh minh họa (Internet)

Đối với những người mẹ mang thai lần đầu, nguy cơ sinh non có thể tăng cao. Vì vậy, cần tránh các thực phẩm như đu đủ xanh, lô hội, nhãn và những thực phẩm gây lạnh bụng. Đồng thời, hạn chế lượng đường và muối để giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ và phù nề.

Tốt nhất, mẹ nên duy trì một chế độ ăn đa dạng, chia thành nhiều bữa nhỏ và tránh ăn quá no. Đồng thời, luôn lưu ý lựa chọn thực phẩm sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Trên đây là những chia sẻ về thực đơn cho mẹ bầu mà mẹ cần biết. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho mẹ. 

Xem thêm:

Top những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Thời kỳ đầu mang thai không nên ăn gì và những lưu ý mẹ bầu cần ghi nhớ 

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.