Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết
Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết

Trong thai kỳ, việc cân nặng tăng hay giảm đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Bài viết sau đây, Góc Làm Mẹ sẽ giúp cho mẹ bầu nhà mình biết thêm về những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả. 

Vì sao mẹ bầu nên kiểm soát cân nặng khi mang thai?

Việc mẹ bầu tăng cân quá nhiều hay quá ít đều để lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chẳng hạn như khi các mẹ bị thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải những tình trạng như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, tiền sản giật hoặc thậm chí là sảy thai, sinh non,... Tăng cân quá nhiều trong thai kỳ còn khiến cho các mẹ dễ bị nhiễm trùng khi sinh mổ hay thai nhi phát triển quá mức gây khó khăn khi sinh. 

Ngược lại, mẹ bầu tăng cân ít thì sẽ khiến cho thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non. Ngoài ra, trẻ sinh ra còn dễ bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy, thiếu vitamin,... Vì vậy, mẹ bầu phải biết kiểm soát tốn cân nặng của mình khi mang thai.

Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết

Ảnh: Internet

Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả

Để có thể kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và thai nhi, mẹ bầu có thể tham khảo qua một số mẹo nhỏ mà Góc Làm Mẹ tổng hợp sau đây.

Ăn đủ dinh dưỡng và khoa học 

Mỗi mẹ bầu nên tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và phù hợp với bản thân mình. Đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các loại dưỡng chất chính như đạm, sắt, canxi, chất xơ, chất béo,... Đồng thời, tùy vào từng giai đoạn của thai kỳ mà mẹ bầu cần bổ sung loại dưỡng chất nào cho cơ thể để phù hợp với sự phát triển của thai nhi.

Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết

Ảnh: Internet

Ăn sáng đầy đủ

Để kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả, mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ bữa sáng. Bởi vì đây là khoảng thời gian cần bổ sung năng lượng nhiều nhất trong ngày sau khi ngủ cả đêm dài. Ăn sáng đầy đủ còn giúp các mẹ hấp thụ các chất dinh dưỡng được tốt hơn.

Chia nhỏ khẩu phần ăn 

Trong tam cá nguyệt thứ nhất, các mẹ hay gặp phải tình trạng nôn nghén nên thường không ăn uống đầy đủ, dễ làm cho thai nhi bị thiếu hụt dưỡng chất. Mẹ nên chia khẩu phần ăn của mình thành nhiều bữa phụ để làm thuyên giảm tình trạng ốm nghén. Từ đó, các mẹ cũng sẽ ăn uống được nhiều hơn, đảm bảo nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mẹ bầu đừng quên ăn chậm, nhai kỹ để cảm nhận được rõ ràng hương vị của từng món như vậy cũng sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết

Ảnh: Internet

Uống đủ nước mỗi ngày

Khi mang thai, mẹ bầu nên uống bổ sung nhiều nước vừa giúp cơ thể thanh lọc các chất độc hại vừa có ích cho sự phát triển của thai nhi. Không chỉ có thế, việc bổ sung thêm nhiều nước còn làm giảm cảm giác đói bụng và thèm ăn của mẹ bầu, hỗ trợ kiểm soát việc tăng cân hiệu quả.  

Hạn chế ăn nhiều đồ ăn vặt

Các loại thức ăn vặt với nhiều hương vị kích thích vị giác luôn khiến mẹ bầu khó lòng kiềm chế. Thế nhưng chúng lại chứa quá nhiều dầu mỡ, chất béo làm các mẹ tăng cân nhanh chóng nhưng không cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Để kiểm soát cân nặng khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế ăn nhiều đồ ăn vặt, không chỉ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà dễ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. 

Tập luyện thể dục thể thao

Ngoài việc chú ý đến lượng thức ăn nạp vào cơ thể mỗi ngày, mẹ bầu nhà mình nên thường xuyên tập thể dục thể thao với những bài tập có cường độ vừa phải, đi bộ, tập yoga hoặc bơi lội phù hợp với mẹ bầu. Các mẹ sẽ dễ dàng kiểm soát được cân nặng của mình trong quá trình mang thai cũng như rèn luyện sức khỏe, tăng sức đề kháng trong suốt thai kỳ.

Mong rằng với những cách làm được chia sẻ trong bài viết trên, mẹ bầu nhà mình sẽ có thể dễ dàng kiểm soát cân nặng khi mang thai và có một sức khỏe thật tốt để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới.

Xem thêm:

Thời kỳ đầu mang thai không nên ăn gì và những lưu ý mẹ bầu cần ghi nhớ

Nguyên nhân gây nên tình trạng hạ đường huyết khi mang thai

Bài viết liên quan
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.
Những nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai
Những nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai
Ngứa da khi mang thai cũng được biết đến là một trong những tình trạng mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ. Vậy tình trạng này có gây ra ảnh hưởng gì lớn đến sức khoẻ của mẹ bầu hay không?