Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết

Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác. Vậy đau bụng dưới khi mang thai có gây ra nguy hiểm gì cho mẹ bầu hay không hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Một số nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng đau bụng dưới khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đau bụng dưới trong quá trình mang thai, tuỳ vào vị trí và thời gian cơn đau có kéo dài hay không sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Đau bụng dưới khi mang thai (Ảnh: Internet)

Đau do thai nhi làm tổ trong tử cung

Đây là giai đoạn thai nhi đang tiến hành làm tổ trong tử cung, phôi nang dính vào niêm mạc tử cung nên sẽ khiến mẹ bầu có những cảm giác đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Tình trạng này chỉ kéo dài từ 2 - 3 ngày là tự thuyên giảm.

Nhau thai bị bóc tách

Tình trạng nhau thai bị bóc tách khỏi thành tử cung khá là hiếm gặp, tuy nhiên nếu mẹ bầu cảm thấy đau dai dẳng, đau liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm ở vùng bụng dưới thì khả năng cao là đang gặp phải tình trạng này. Thông thường, tình trạng bóc tách nhau thai chỉ xảy ra sau khi sinh em bé. Nếu như xuất hiện trong thời gian trước 32 tuần thì vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. 

Tăng cân nhanh trong thai kỳ

Bắt đầu từ khoảng tuần 16 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ bắt đầu tăng cân nhanh hơn do em bé đã lớn và bắt đầu phát triển toàn diện. Vùng bụng lớn chèn ép lên những cơ quan khác đã gây nên tình trạng đau bụng dưới khi mang thai.

Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết

Tăng cân nhanh trong thai kỳ (Ảnh: Internet)

Táo bón

Tử cung phát triển nên sẽ cản trở hoạt động của dạ dày. Thêm vào đó là sự thay đổi hormone trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu tiêu hóa chậm hơn, dễ bị táo bón nên cũng hay đau bụng nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Thai nhi đạp mạnh

Việc em bé dồn lực đạp mạnh, đạp liên tục cũng sẽ gây ra những cơn đau bụng dưới khi mang thai. Thế nhưng đây chỉ là một hiện tượng sinh lý bình thường nên mẹ bầu không cần phải lo lắng. 

Da bị căng rạn 

Tình trạng da bị căng rạn gây đau bụng dưới thường sẽ xuất hiện ở tháng cuối của thai kỳ. Lúc này, thai nhi đã phát triển lớn khiến cho mẹ bầu mệt mỏi căng thẳng đến đến chèn thần kinh vùng bụng dưới và vùng lưng gây ra những cơn đau khó chịu. Ngoài ra, vùng bụng và vùng đùi phát triển nhanh chóng, các vùng mô cơ liên kết nhanh ở vùng chậu cũng bị căng giãn hết mức cũng làm cho mẹ bầu hay đau bụng dưới. 

Thai nhi nằm sai vị trí

Một số thai phụ gặp phải tình trạng thai nhi nằm ngoài tử cung, khi thai nhi phát triển sẽ khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới. Tuy nhiên tình trạng này sẽ được chẩn đoán và xử lý vào những tuần đầu tiên do đó mẹ bầu cần thăm khám theo lịch định kỳ và thực hiện theo đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu như mẹ bầu cảm thấy tiểu buốt, đi tiểu không kiểm soát, nước tiểu có mùi hôi và có lẫn máu và đau nhiều ở vùng bụng dưới, vùng chậu thì có thể đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng dưới khi mang thai và tăng nguy cơ sinh non. 

Mẹ bầu bị sỏi mật

Những mẹ bầu thừa cân và trên 35 tuổi rất có nguy cơ bị sỏi mật, viêm túi mật cao hơn thông thường. Điều này cũng dễ khiến cho mẹ bầu bị đau bụng dưới trong thai kỳ. Nếu như tình trạng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiều cơn đau ở bả vai, thắt lưng. 

Dấu hiệu tiền sản giật

Đau bụng dưới khi mang thai nhất là trong 3 tháng đầu còn có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi. Mẹ bầu sẽ bị đau căng vùng bụng trên, cơn đau kéo dài liên tục kèm theo buồn nôn, chóng mặt. Lúc này các mẹ cần phải đến ngay các cơ sở uy tín để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. 

Mách nhỏ cách khắc phục tình trạng đau bụng dưới khi mang thai

Nếu như mẹ bầu xuất hiện tình trạng đau bụng dưới khi mang thai mà không gặp phải bệnh lý nguy hiểm nào thì có thể thử vận động nhẹ nhàng kết hợp với hít thở đều đặn để giúp khí huyết lưu thông, nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Mẹ bầu cũng có thể tắm nước nóng để thư giãn, làm giảm bớt, làm dịu cơn đau ở bụng. Đừng quên thăm khám định kỳ, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trong suốt thai kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và thai nhi. 

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, mẹ bầu sẽ trả lời được câu hỏi đau bụng dưới khi mang thai có nguy hiểm không và hiểu được nguyên nhân dẫn đến những tình trạng này. Mẹ bầu đừng quên cập nhật những kiến thức chăm sóc cho mẹ bầu và em bé trong suốt thai kỳ cùng Góc Làm Mẹ nha.

Xem thêm:

4 Loại dầu gội cho bà bầu an toàn mẹ nên tham khảo

Cách trị mụn cho mẹ bầu, có thể bạn chưa biết?

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Những nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai
Những nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai
Ngứa da khi mang thai cũng được biết đến là một trong những tình trạng mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ. Vậy tình trạng này có gây ra ảnh hưởng gì lớn đến sức khoẻ của mẹ bầu hay không?