Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?

Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể cũng khá là quan trọng. Hãy cùng Góc Làm Mẹ giải đáp câu hỏi bà bầu cao huyết áp nên ăn gì trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tăng huyết áp trong thai kỳ

Tình trạng tăng huyết áp thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và hồi phục trong vòng 42 ngày sau sinh. Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi không đảm bảo trong quá trình mang thai và xảy ra nhiều ở những phụ nữ mang thai trên 35 tuổi hoặc mắc bệnh tiểu đường. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như thời tiết thay đổi quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ dễ làm cho mẹ bầu tăng huyết áp.

Việc tăng huyết áp quá mức có thể gây ra nhiều biến chứng cho thai phụ như sản giật, phù phổi cấp. Nếu tình trạng nặng hơn còn có thể khiến cho thai nhi bị chậm phát triển, chết lưu hay bị sinh non. Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan mà phải thường xuyên theo dõi hoạt động của thai nhi, kịp thời quan sát và báo với bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường. Chúng ta cũng có thể kiểm soát tình trạng này nhờ thuốc hoặc ăn bổ sung các thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng.

Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?

Ảnh: Internet

Các loại thực phẩm mà bà bầu cao huyết áp nên sử dụng

Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thai kỳ không chỉ giúp cho thai nhi phát triển toàn diện mà còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp. Một số thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong thai kỳ dưới đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi bà bầu cao huyết áp nên ăn gì?

Các loại thực phẩm có màu xanh lá đậm, giàu chất xơ

Nhóm thực phẩm giàu chất xơ như bông cải xanh, rau chân vịt, cần tây,... giúp điều hòa mạch máu, hỗ trợ tim hoạt động tốt hơn. Các loại thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất giúp bà bầu huyết áp cao ngăn ngừa được nhiều biến chứng trong thai kỳ. Mẹ bầu có thể chế biến thành nước ép hay món ăn hàng ngày mà bổ sung cho cơ thể.

Không chỉ có thế, các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp kiểm soát lượng natri trong máu. Hỗ trợ làm giảm lượng hormone gây căng thẳng trong cơ thể, giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, thoải mái. Việc ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?

Ảnh: Internet

Trái cây giàu vitamin C

Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi chính là đáp án không thể thiếu cho câu hỏi bà bầu cao huyết áp nên ăn gì. Với hàm lượng vitamin C cao các loại trái cây này sẽ tác động trực tiếp đến hormone trong cơ thể, giúp mẹ bầu duy trì nhiệt độ ổn định và góp phần không nhỏ trong việc kiểm soát tình trạng cao huyết áp ở bà bầu. Những loại trái cây này vô cùng phổ biến, có thể dễ dàng mua được ở bất kỳ đâu, vừa hợp túi tiền vừa dễ chế biến thành nhiều món ngon kích thích vị giác cho mẹ bầu.

Củ dền và cà rốt

Củ dền và cà rốt có công dụng rất lớn trong việc kiểm soát tình trạng cao huyết áp. Trong củ dền có chứa nhiều oxit nitric, đây là chất có khả năng mở các mạch máu. Cà rốt sẽ giúp điều chỉnh rối loạn lipid trong máu, làm mềm thành mạch. Cả hai loại củ trên đều giúp hỗ trợ giảm huyết áp hiệu quả. Mẹ bầu có thể dùng củ dền, cà rốt để chế biến thành món ăn như nấu canh, hấp,... Đặc biệt, mẹ bầu sẽ xóa bỏ được tình trạng đau đầu, chóng mặt nếu uống nước ép cà rốt mỗi ngày.

Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?

Ảnh: Internet

Thực phẩm chứa nhiều canxi

Thai phụ cần bổ sung từ 1500 - 2000 mg canxi mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu canxi bao gồm: cải bắp, rau bí, đậu xanh, sữa tươi và các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, pho mát,... Việc bổ sung thêm canxi không chỉ giúp mẹ bầu ổn định huyết áp mà còn có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. 

Những thắc mắc về bà bầu cao huyết áp nên ăn gì đã được giải đáp rõ ràng trong bài viết trên. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa mỗi người mà mẹ bầu cần điều chỉnh lượng thức ăn sao cho khoa học, hợp lý để có được thai kỳ khỏe mạnh. Đừng quên đón đọc những thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe thai kỳ cùng Góc Làm Mẹ nha.

Xem thêm:

Top những loại trái cây tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Quy tắc ăn uống khoa học giúp mẹ bầu giữ dáng

Bài viết liên quan
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.
Những nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai
Những nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai
Ngứa da khi mang thai cũng được biết đến là một trong những tình trạng mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ. Vậy tình trạng này có gây ra ảnh hưởng gì lớn đến sức khoẻ của mẹ bầu hay không?