Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Trong quá trình mang thai, việc tăng hay hạ đường huyết cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Bài viết hôm nay, Góc Làm Mẹ sẽ giúp mẹ bầu nhà mình hiểu rõ hơn về hạ đường huyết khi mang thai và những lưu ý cần ghi nhớ khi bản thân gặp phải tình trạng này.
Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến cho lượng đường trong máu cơ thể mẹ bầu bị giảm xuống thấp hơn mức đường huyết bình thường được gọi là tình trạng hạ đường huyết khi mang thai. Nếu như lượng đường huyết của mẹ bầu dưới 63mg/dl nghĩa là đang bị hạ đường huyết. Đặc biệt, mẹ bầu bị hạ đường huyết nghiêm trọng khi có lượng đường huyết thấp hơn 36mg/dl.
Hạ đường huyết khi mang thai là gì? (Ảnh: Internet)
Tình trạng hạ đường huyết khi mang thai thường xảy ra do quá trình điều trị tiểu đường hoặc do cơ thể mẹ bầu không cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể. Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng trên chẳng hạn như:
Mẹ bầu ăn uống không đúng bữa, không đủ bữa hoặc nhịn ăn. Ăn uống không khoa học, thiếu dưỡng chất, nhất là thiếu carbohydrate
Cơ thể sử dụng nhiều bia rượu
Sử dụng insulin quá liều hoặc không ăn đủ chất carbohydrate để tiêm insulin
Tập thể dục nhiều, hoạt động quá sức
Mẹ bầu mắc phải một số vấn đề về sức khoẻ như có khối u, viêm gan, suy nội tạng, bệnh tiểu đường…
Nguyên nhân hạ đường huyết khi mang thai (Ảnh: Internet)
Tình trạng hạ đường huyết thai kỳ có thể xảy ra đối với bất kỳ mẹ bầu nào và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cho cả bà bầu và thai nhi. Do đó, các mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết ngay sau đây:
Thường xuyên cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức
Tim đập nhanh, khó thở, đổ mồ hôi lạnh nhất là vào ban đêm
Ngứa hoặc tê tay, mũi, môi, lưỡi,...
Ngoài ra, mẹ bầu bị hạ đường huyết nghiêm trọng có thể xuất hiện những tình trạng như nói lắp, co giật hoặc thậm chí bất tỉnh
Nếu như mẹ bầu nào có một số dấu hiệu trên thì nên đi đến bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh uy tín để kiểm tra sức khỏe, kịp thời ngăn ngừa những tình huống xấu xảy ra trong thai kỳ.
Có thể nhiều mẹ bầu chưa biết, tình trạng hạ đường huyết trong thai kỳ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho cả sức khoẻ của mẹ và thai nhi trong bụng.
Đối với mẹ bầu: Khi cơ thể bị hạ đường huyết, mẹ bầu có thể bị ngất xỉu đột ngột, não mất ý thức do không đủ lượng đường để hoạt động hoặc bị động kinh, nguy hiểm đến tính mạng
Đối với thai nhi: Trong quá trình mang thai, mẹ bầu hay bị hạ đường huyết có thể làm tăng cử động của thai nhi nhưng làm giảm nhịp tim thai nhất là trong 3 tháng cuối. Thai nhi có thể bị hạ đường huyết và hạ insulin trong máu và kém phát triển.
Hạ đường huyết thai kỳ có nguy hiểm không? (Ảnh: Internet)
Trẻ sinh ra từ mẹ bị hạ đường huyết thai kỳ có nguy cơ cao mắc phải những bất thường về tinh thần, sức khỏe hoặc gặp phải nhiều nguy cơ hạ đường huyết ngay từ khi mới sinh. Đặc biệt, khi lượng đường trong máu xuống quá thấp, có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi nếu như không được chữa trị kịp thời.
Để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, ngăn ngừa được tình trạng hạ đường huyết trong thai kỳ, mẹ bầu cần ăn uống khoa học lành mạnh, đủ chất, tuyệt đối không sử dụng các loại rượu, bia đồ uống có cồn.
Mẹ bầu cũng nên hạn chế căng thẳng, bực tức và phải theo dõi lượng đường huyết thường xuyên nhất là các mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc có tiền sử hạ đường huyết trong quá trình mang thai.
Thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Đừng quên kết hợp tập thể dục vừa sức và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý để nâng cao sức khoẻ.
Mong rằng với những thông tin về hạ đường huyết khi mang thai mà Góc Làm Mẹ chia sẻ trong bài viết trên sẽ là những kiến thức hữu ích cho mọi mẹ bầu.
Xem thêm: