Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối

Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.

Nước ối có màu gì và vai trò của nước ối trong thai kỳ

Nước ối là một loại dịch lỏng chứa các chất dinh dưỡng, oxy để nuôi dưỡng thai nhi được tạo nên từ máu của mẹ bầu. Thông thường, nước ối sẽ xuất hiện rất sớm vào khoảng ngày thứ 12 kể từ ngày thụ thai thành công. Thời gian đầu thai kỳ, nước ối sẽ có màu trắng trong suốt, cho đến khoảng tuần thứ 38, nước ối sẽ chuyển sang màu trắng đục. 

Nước ối có khả năng tái tạo, trao đổi chất và đóng vai trò quan trọng đối với sự sống, sự phát triển của trẻ trong suốt thai kỳ. Nước ối được xem là một màng đệm bảo vệ thai nhi an toàn trước những va đập của tử cung và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, nước ối còn tạo ra một môi trường an toàn giúp cho thai nhi thuận lợi phát triển cũng như đề phòng thai nhi bị chèn ép bởi dây rốn. Đối với thai phụ, nước ối sẽ giúp bôi trơn đường sinh dục, làm cổ tử cung mở to giúp cho việc sinh nở thuận lợi, dễ dàng.

Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối

Ảnh: Internet

Một điểm thú vị nữa đó là nước ối còn là một loại dịch luân lưu, thai nhi bài tiết ra từ đường tiết niệu và sẽ tự hấp thụ lại bằng đường tiêu hóa. Có thể nhiều mẹ bầu chưa biết nhưng việc biết được nước ối có màu gì khá là quan trọng vì chúng có thể phản ánh được sức khỏe của mẹ bầu cũng như cảnh báo những tình trạng nguy hiểm nếu có. 

Màu sắc của nước ối và những cảnh báo nguy hiểm mẹ bầu chớ bỏ qua

Nước ối sẽ có sự thay đổi màu sắc trong suốt cả quá trình mang thai, càng về gần cuối thai kỳ nước ối sẽ trở nên đục hơn và có mùi hơi tanh, nhớt. Các chất trong nước ối bám vào da của trẻ nhiều hơn để bảo vệ trẻ và sẵn sàng trong quá trình sinh nở. 

Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối

Ảnh: Internet

Tuy nhiên, nếu như nước ối có những màu sắc bất thường như những trường hợp mà Góc Làm Mẹ tổng hợp dưới đây thì mẹ bầu nên kiểm tra lại sức khỏe của bản thân và thai nhi. Chẳng hạn như:

  • Nước ối màu vàng xanh: Đây là dấu hiệu cảnh báo thai nhi chậm phát triển, trẻ đang bị thiếu chất hoặc mẹ bầu đang có lượng hồng cầu thấp hơn bình thường. Điều này cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu máu trong thai kỳ.

  • Nước ối màu xanh rêu và có lẫn phân xu: Nước ối xanh rêu là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị suy thai, cần phải theo dõi kỹ càng sức khỏe của mẹ và cả thai nhi để ngăn ngừa những tình huống xấu xảy ra. Nếu như không điều trị kịp thời, trẻ sinh ra có thể bị rối loạn về thần kinh, chậm phát triển hoặc mẹ bầu bị mất con.

  • Nước ối có màu vàng sẫm: Đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị suy thai mãn tính. Mẹ bầu nên tiến hành điều trị ngay để ngăn ngừa tình trạng suy thai cấp khi chuyển dạ.

  • Nước ối có màu xanh đục có mủ và mùi hôi: Nếu như nước ối của thai phụ đang trong tình trạng này thì khả năng cao các mẹ đang bị nhiễm trùng ối. Tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ sinh non hoặc không giữ được thai nếu như không được điều trị kịp thời.

  • Nước ối đỏ nâu: Trong trường hợp nước ối có màu này đi kèm với tình trạng mẹ bầu đau đầu, chóng mặt, đau bụng dữ dội thì đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã bị chết lưu trong bụng.

  • Nước ối có màu hồng hoặc màu nâu: Việc biết được nước ối có màu gì trong trường hợp này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết dấu hiệu chuyển dạ của mình. Lúc này, gia đình nên nhanh chóng đưa thai phụ đến bệnh viện vì mẹ bầu có thể vỡ ối sinh con bất kỳ lúc nào.

Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối

Ảnh: Internet

Hy vọng rằng với những thông tin được Góc Làm Mẹ chia sẻ trên đây, mẹ bầu nhà mình sẽ tự giải đáp được câu hỏi nước ối có màu gì và màu sắc của nước ối sẽ nhắc nhở, cảnh báo điều gì. Ngoài ra, trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên quan sát đến sức khỏe của bản thân, nếu như có bất kỳ hiện tượng hay dấu hiệu nào bất thường các mẹ cũng nên liên hệ đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được thăm khám kịp thời.

Xem thêm:

3 Tháng cuối thai kỳ: Thời điểm “bứt phá” của thai nhi

5 Điều cần biết khi chuẩn bị làm mẹ đón con đầu lòng

Bài viết liên quan
Có bầu thèm ăn mặn là trai hay gái?
Có bầu thèm ăn mặn là trai hay gái?
Thèm ăn mặn khi có bầu có thật sự là dấu hiệu sinh con trai? Tìm hiểu quan niệm dân gian và những lời khuyên khoa học cho mẹ bầu tại đây!
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì nếu gặp tình trạng này? Tìm hiểu bài viết nhé.
Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn
Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn
Trong quá trình mang thai, việc lưu ý đến thực đơn cho mẹ bầu là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K mẹ nên tham khảo ngay để chăm sóc da trong những tháng thai kỳ.
Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết
Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết
Trong thai kỳ, việc cân nặng tăng hay giảm đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Bài viết sau đây, Góc Làm Mẹ sẽ giúp cho mẹ bầu nhà mình biết thêm về những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả. 
10 Dấu hiệu mang thai con gái dễ nhận biết biết mẹ bầu chớ bỏ qua
10 Dấu hiệu mang thai con gái dễ nhận biết biết mẹ bầu chớ bỏ qua
Các mẹ nhà mình có thể dự đoán thai nhi là bé trai hay bé gái thông qua 10 dấu hiệu mang thai con gái mà Góc Làm Mẹ tổng hợp trong bài viết sau đây.