Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện

Đối với những chị em phụ nữ lần đầu làm mẹ thì việc tìm hiểu những xét nghiệm máu khi mang thai là rất cần thiết. Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu chi tiết vấn đề trên trong bài viết dưới đây để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và cả thai nhi trong bụng.

Vì sao mẹ bầu cần phải thực hiện xét nghiệm máu?

Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình. Đồng thời, kết quả xét nghiệm máu còn giúp chúng ta dự đoán được các nguy cơ có thể xảy ra trong thai kỳ và trong quá trình sinh nở để có thể can thiệp sớm nhất. Việc xét nghiệm máu khi mang thai còn giúp phát hiện được những bệnh lý như viêm gan B, giang mang, HIV/AIDS,... để sớm tìm ra giải pháp điều trị phù hợp, hạn chế tình trạng xảy ra những rủi ro đáng tiếc.

Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện

Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện

Trong xuyên suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên thực hiện những loại xét nghiệm máu mà Góc Làm Mẹ dưới đây để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Xét nghiệm để xác định nhóm máu

Đây là một xét nghiệm máu cần thiết để sẵn sàng cho quá trình mang thai và sinh nở của mọi thai phụ. Việc biết được nhóm máu của mẹ bầu là gì sẽ giúp bác sĩ có thể kịp thời xử lý các tình huống bất trắc có thể xảy ra trong lúc sinh nở như thiếu máu, mất máu, băng huyết,...

Xét nghiệm yếu tố Rh

Xét nghiệm yếu tố Rh được biết là một trong những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện để kiểm tra xem cơ thể mẹ bầu có sinh ra những kháng thể phá hủy tế bào hồng cầu của thai nhi hay không. Chẳng hạn như mẹ bầu có kết quả âm tính với Rh-, bố dương tính RH- thì khả năng lớn thai nhi sẽ dương tính với Rh-. Nếu như xét nghiệm máu sớm, mẹ bầu sẽ được chích thuốc điều trị để ngăn chặn tình trạng này xảy ra gây nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, việc thực hiện xét nghiệm máu trong thai kỳ là rất quan trọng.

Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện

Xét nghiệm huyết đồ

Với loại xét nghiệm máu huyết đồ, mẹ bầu có thể nhận biết được mình có đang bị thiếu sắt, thiếu máu trong thai kỳ hay không để có hướng điều trị phù hợp. Các mẹ bầu còn có thể phát hiện được tình trạng hồng cầu bất thường xảy ra trong giai đoạn này.

Xét nghiệm viêm gan B

Vi rút viêm gan B có thể lây từ mẹ sang thai nhi nếu nhi trẻ sinh ra không được tiêm phòng ngay lập tức. Việc thực hiện xét nghiệm máu khi mang thai sẽ giúp các mẹ phát hiện trước bản thân có đang bị nhiễm vi rút viêm gan B hay không để có hướng điều trị phù hợp. 

Xét nghiệm máu khi mang thai để phát hiện tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu khi mang thai ở giai đoạn tuần thai 24 - 28 để kiểm tra bản thân có đang mắc phải tiểu đường thai kỳ hay không. Điều này sẽ giúp mẹ bầu và bác sĩ nắm bắt tình trạng sức khỏe trong thai kỳ, nhờ đó sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống, ngăn ngừa xảy ra những biến chứng không hay cho thai nhi và mẹ bầu.

Xét nghiệm máu khi mang thai để phát hiện xoắn khuẩn giang mai

Các mẹ cần thực hiện những loại xét nghiệm máu này để nắm bắt tường tận sức khỏe của mình và sớm đưa ra được những biện pháp chữa trị hoặc chấm dứt thai kỳ kịp thời để tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

Xét nghiệm HIV/AIDS 

HIV/AIDS có thể truyền từ mẹ sang con qua tử cung, trong quá trình sinh hoặc sau khi sinh con vì vậy trước khi có ý định mang thai, chị em phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm máu để ngăn chặn những nguy cơ làm gia tăng loại bệnh này. Nếu như mẹ bầu bị nhiễm HIV trong quá trình mang thai thì nên liên hệ ngay đến bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời. 

Quá trình 9 tháng 10 ngày mang thai cũng là khoảng thời gian để chị em phụ nữ học tập, tìm hiểu những kiến thức mới để chuẩn bị bước vào hành trình làm mẹ. Hy vọng rằng với bài viết những xét nghiệm máu khi mang thai mà Góc Làm Mẹ chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ bầu nhà mình biết trân quý sức khỏe của bản thân và có lộ trình chăm sóc sức khỏe thai kỳ ngày một tốt hơn. 

Xem thêm:

Canxi hóa bánh rau và những điều mẹ bầu cần lưu tâm

Những nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.
Những nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai
Những nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai
Ngứa da khi mang thai cũng được biết đến là một trong những tình trạng mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ. Vậy tình trạng này có gây ra ảnh hưởng gì lớn đến sức khoẻ của mẹ bầu hay không?