Những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu mẹ bầu cần lưu ý
Những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu mẹ bầu cần lưu ý

Có rất nhiều trường hợp sảy thai sớm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do đó những mẹ bầu mang thai lần đầu tiên nhất định phát lưu ý nắm rõ những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu mà Góc Làm Mẹ dưới đây để kịp thời có biện pháp xử lý.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sảy thai 5 tuần đầu 

Thai nhi 5 tuần tuổi lúc này sẽ dài khoảng 2mm, tương đương với một hạt đậu mè và khá giống hình hài của con nòng nọc. Lúc này, thai nhi vẫn chưa có hình dạng của một em bé tuy nhiên đã có một số mạch máu. Đối với những mẹ bầu có kinh nguyệt bất thường thì đôi khi trong giai đoạn này còn chưa biết bản thân mình đang mang trong mình một sinh linh nhỏ bé. Do đó, không thể nào có sự chăm sóc kỹ lưỡng nên rất dễ gặp phải tình trạng sảy thai trong giai đoạn này. 

Nguyên nhân gây sảy thai cao và đa số là sảy thai tự nhiên do có bất thường ở nhiễm sắc thể phôi thai dẫn đến. Hoặc cha mẹ khi sinh nở trên 35 tuổi làm chất lượng tinh trùng và trứng suy giảm. Ngoài ra, một số tác nhân từ bên ngoài như mẹ bầu sử dụng rượu bia, thuốc lá, quan hệ tình dục mạnh hoặc mắc các bệnh mãn tính, tử cung bất thường, bệnh về tuyến giáp, nhiễm trùng,... cũng sẽ dễ gây ra tình trạng sảy thai. 

Những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu mẹ bầu cần lưu ý

Ảnh: Internet

Những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu thường gặp

Tình trạng sảy thai tự nhiên không phải là hiếm gặp ở nhiều mẹ bầu. Dưới đây là 05 dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu nhiều người thường gặp nhất.

Chảy máu âm đạo

Khi âm đạo đột nhiên chảy máu đỏ tươi bất thường, máu chảy rồi ngưng lặp đi lặp lại. Đến khi máu từ đỏ tươi chuyển sang đỏ thẫm thì đây là dấu hiệu cho biết hàm lượng hormone HCG trong cơ thể mẹ bầu suy giảm. Lúc này quá trình sảy thai có thể đang xảy ra trong cơ thể mẹ bầu. Tuy nhiên, thai nhi mới được 5 tuần tuổi nên lượng máu sẽ không nhiều hoặc chỉ thấy được vệt hồng kèm dịch nhầy. Vì vậy, nếu phát hiện dấu hiệu sảy thai này, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để thăm khám ngay vì cơ hội giữ được thai lên đến 70%.

Đau bụng dưới

Một trong những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu thường thấy nữa là tình trạng đau bụng dưới. Những cơn đau này sẽ giống như đau bụng kinh. Do vậy khi mới đậu thai mà mẹ bầu gặp phải tình trạng này cùng với việc chảy máu âm đạo, khó thở thì phải nhanh chóng đến các cơ sở uy tín để thăm khám.

Ra nhiều dịch nhờn âm đạo

Trong giai đoạn mới thụ thai, các mẹ phải hết sức lưu ý đến từng biểu hiện nhỏ nhất trong cơ thể mình. Nếu phát hiện đáy quần lót có nhiều dịch nhờn một cách bất thường pha lẫn chút máu đông nhỏ hoặc màu hồng nhạt thì có khả năng các mẹ đang có dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu. 

Áp lực vùng chậu

Một dấu hiệu sảy thai thường gặp nữa đó là cảm giác áp lực vùng chậu đi kèm với các triệu chứng như chuột rút, chảy máu âm đạo,... Nếu như tình trạng này xảy ra, các mẹ nên nhanh chóng đi siêu âm để loại bỏ nguy cơ sảy thai, bảo vệ bé yêu nhà mình ngay từ những chi tiết nhỏ nhất.

Mất dần những triệu chứng thông thường của thai kỳ

Bỗng dưng mẹ bầu cảm thấy cơ thể không còn có những triệu chứng thông thường của thai kỳ chẳng hạn như đau ngực, ốm nghén, người rã rời mệt mỏi,... thì nên đi đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để tiến hành kiểm tra tình hình sức khoẻ của thai nhi.

Những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu mẹ bầu cần lưu ý

Ảnh: Internet

Một số lưu ý cho mẹ bầu đang mang thai 5 tuần đầu

Với những mẹ bầu đang trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ phải hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các loại vitamin, hoa quả, sữa tươi hàng ngày. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu phải tránh tiếp xúc với khói thuốc lá cũng như không được hút thuốc hay sử dụng các đồ uống có cồn. 

Các mẹ cũng nên thường xuyên tập thể dục, vận động để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế cáu gắt. Gia đình cũng phải quan tâm chăm sóc cả về sức khỏe lẫn tinh thần của mẹ bầu hơn nữa nha. Đặc biệt, mẹ bầu đừng quên đi thăm khám thường xuyên và thực hiện tiêm các loại vắc xin theo chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng với những chia sẻ của Góc Làm Mẹ qua bài viết trên đây sẽ giúp mẹ bầu sớm nhận biết được những dấu hiệu sảy thai 5 tuần đầu để có cách phòng tránh cũng như điều trị kịp thời. Chúc các mẹ nhà mình có một thai kỳ thật vui vẻ và khỏe mạnh.

Xem thêm:

Tổng hợp các cơ sở thăm khám sản phụ khoa uy tín tại TP. Hồ Chí Minh

Suy buồng trứng sớm ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Bài viết liên quan
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.
Những nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai
Những nguyên nhân gây ngứa da khi mang thai
Ngứa da khi mang thai cũng được biết đến là một trong những tình trạng mẹ bầu thường gặp trong thai kỳ. Vậy tình trạng này có gây ra ảnh hưởng gì lớn đến sức khoẻ của mẹ bầu hay không?