Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Đối với trẻ sơ sinh, hầu hết thời gian con đều dành để ngủ. Chính vì thế, mẹ cần phải biết cách đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ thức dậy để bú đúng cữ. Đối với những mẹ bỉm sữa lần đầu làm mẹ, việc đánh thức bé dậy cũng là nỗi băn khoăn của mẹ. Vậy làm sao để đánh thức bé sơ sinh đang ngủ an toàn nhất? Cùng tìm hiểu trong bài viết này cùng với Góc Làm Mẹ nhé.
Thông thường thời gian ngủ trung bình của trẻ sơ sinh sẽ dao động từ 14-20h/ngày. Khi trẻ lớn dần thời gian ngủ của trẻ sẽ bắt đầu ngắn lại dần.
Trẻ sơ sinh thường có khả năng ngủ liên tục trong khoảng 4 tiếng, tuy nhiên, có những trẻ có thể ngủ đến 10 giờ liền hoặc chỉ ngủ 2 giờ tùy thuộc vào nhu cầu ngủ và sinh học cá nhân của bé.
Trẻ sơ sinh thường tự dậy để đòi bú sau 2-3 tiếng ngủ, nhưng có trường hợp ngủ liền 4 tiếng. Nếu trẻ ngủ nhiều mà vẫn phát triển tốt thì có thể để trẻ bú theo nhu cầu mình con. Tuy nhiên, không nên để bé ngủ quá lâu mà không cho bú, đặc biệt là đối với trẻ nhẹ cân hoặc sinh non tháng.
Việc đánh thức trẻ dậy để bú giúp bé hình thành chế độ dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh. Do đó, việc đánh thức bé dậy cũng là điều cần thiết cho quá trình phát triển bình thường của con, hạn chế bé sụt cân, yếu ớt.
Tại sao cần đánh thức trẻ ngủ (Ảnh: Internet)
Cách đánh thức trẻ sơ sinh mà không làm bé giật mình, mẹ có thể tận dụng vào các yếu tố như ánh sáng và tiếng ồn. Dưới đây là một số cách đánh thức bé mẹ có thể thử.
Hãy vuốt nhẹ và xoa bóp lưng của bé theo chuyển động tròn, hoặc mẹ có thể nhẹ nhàng ôm vuốt má bé, xoa đều lòng bàn chân, bàn tay của bé. Tốt nhất mẹ hãy những cử chỉ nhẹ nhàng sao cho mẹ cảm thấy tự nhiên nhất, để đánh thức bé một cách từ từ.
Cách đánh thức trẻ sơ sinh tiếp theo mẹ có thể áp dụng đó là nói chuyện hoặc hát nhỏ nhẹ với bé. Việc từ từ đánh thức bé khỏi giấc ngủ say bằng giọng nói là việc làm hiệu quả.
Mẹ có thẻ thử ngâm nga một giai điệu nhỏ ngọt ngào, hoặc bắt đầu trò chuyện với bé bằng giọng trầm, nhẹ nhàng. Kết hợp điều này với những cử chỉ nhẹ để bé con của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với việc phải thức dậy.
Trò chuyện với bé (Ảnh: Internet)
Đặt bé lên ngực, da kề da và vỗ về là cách đánh thức trẻ sơ sinh thức dậy hiệu quả. Mẹ có thể áp dụng cách đánh thức bé này mỗi khi muốn cho bé bú. Tiếp xúc da kề da đã được chứng minh là kích thích việc giải phóng hormone và kích hoạt bản năng ở bé, giúp bé bú dễ dàng và tự nhiên hơn. Con bé có thể tự di chuyển về phía vú của bạn theo bản năng khi được đặt ở tư thế này.
Mặc dù có thể không dễ chịu bằng việc được đánh thức bằng một cú xoa lưng nhẹ nhàng nhưng việc cởi quần áo cho bé cũng sẽ giúp bé dễ dàng thức dậy. Việc phải di chuyển xung quanh để dần dần cởi bỏ bộ quần áo, cũng chính là “tín hiệu” lý tưởng để cho bé biết rằng bé cần thức dậy. Và cách đánh thức trẻ sơ sinh này chắc chắn sẽ hiệu quả.
Mẹ có thể thực hiện thay tã cho bé ngay cả khi không cần thiết. Cũng tương tự như cách cởi quần áo để đánh thức trẻ, thay tã/bỉm cho trẻ cũng sẽ làm cho trẻ thức dậy dễ dàng. Tuy nhiên, không cần phải áp dụng cách làm này thường xuyên, trừ trường hợp bé đã ngủ quá lâu mà bạn không có cách nào để đánh thức con.
Một chút thay đổi về ánh sáng cũng có thể khiến bé tỉnh giấc. Mẹ có thể mở đèn hoặc mở rèm để để ánh sáng tự nhiên tràn vào phòng. Tuy nhiên, hãy tránh để ánh sáng tràn vào đột ngột với cường độ mạnh, để không làm bé giật mình. Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng ánh sáng từ đèn nhỏ để không gây chói lọi.
Thay đổi ánh sáng phòng ngủ (Ảnh: Internet)
Mẹ có bế bé lên, sau đó đặt đầu bé tựa vào đầu gối của mẹ và đặt bàn chân bé gần bụng mẹ. Tiếp theo, mẹ hãy nhẹ nhàng giữ bé và nâng bé lên, tạo tư thế giống như bé đang ngồi dậy. Lặp lại động tác này vài lần để giúp bé thức dậy mà không quá khó chịu.
Cách đứng thức trẻ sơ sinh ngủ quá lâu sao cho bé không bị giật mình là điều mẹ cần phải biết. Nếu đột ngột đánh thức bé sẽ rất nguy hiểm. Vậy nên, mẹ có thể áp dụng những cách làm trên đây để gọi bé dậy khi cần nhé. Chúc mẹ thành công.
**Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: