Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu vẫn có thói quen xoa bụng bầu. Cách làm này được xem là việc giao tiếp của mẹ với bé. Tuy nhiên, bà bầu có nên sờ bụng hay không? Có điều gì cấm kỵ trong thời gian bầu bì không? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia cho biết thì việc xoa bụng bầu cũng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu xoa bụng đúng cách, đúng thời điểm thì sẽ mang lại nhiều lợi ích và ngược lại.
Dưới đây là một vài lợi ích nếu mẹ bầu xoa bụng bầu đúng cách:
Xoa bụng bầu đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp mẹ bầu dễ sinh hơn và ít đau hơn bình thường.
Giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn, tinh thần sảng khoái, dễ chịu.
Giảm tình trạng sưng, phù nề cho mẹ bầu, đồng thời kích thích máu lưu thông, làm dịu cơn đau khi mang thai
Xoa bụng bầu cũng là cách giúp mẹ và bé kết nối với nhau. Việc xoa bụng bầu đúng cách được xem là hành động giao tiếp với thai nhi. Điều này hỗ trợ sự phát triển trí não của bé.
Mẹ có thể cảm nhận được sự chuyện động của con trong bụng mẹ.
Xoa bụng bầu sai cách có thể khiến bé bị dây rốn quấn cổ (Ảnh: Sưu tầm)
Vào 3 tháng cuối thai kỳ là thời gian nhạy cảm nên những tác động đến thai nhi cần phải hết sức thận trọng. Thông thường, khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi thường chuyển động đổi ngôi thai, nên việc xoa bụng bầu là không nên làm.
Bên cạnh đó, vào tam cá nguyệt cuối, tử cung của mẹ cũng trở nên nhạy cảm hơn. Việc xoa bụng bầu cũng sẽ dễ tổn thương đến nhau thai, nặng hơn có thể dẫn đến những cơn co thắt nguy hiểm làm cho mẹ sinh non.
Nếu mẹ bầu nhận thấy thai nhi liên tục chuyển động, thì không nên xoa bụng bầu. Đối với trường hợp này mẹ đến gặp bác sĩ thăm khám, kiểm tra xem thai có đang ổn định không nhé.
Nhau tiền đạo là tình trạng mẹ bầu bị bánh nhau bám ở đoạn dưới tử cung, che một phần hoặc che kín toàn bộ tử cung. Nếu mẹ bị nhau tiền đạo thường khi sinh thường với thai nhi khó quay đầu. Do đó, việc xoa bụng bầu là điều cấm kỵ đối với mẹ bị nhau tiền đạo.
(Ảnh: Sưu tầm)
Mẹ bầu có dấu hiệu sinh non
Một trường hợp mẹ bầu không nên xoa bụng bầu nữa đó chính là mẹ bầu có dấu hiệu sinh non hoặc tiền sử sinh non. Bên cạnh đó, nếu mẹ đã từng gặp trường hợp thai chết lưu, nạo phá thai cần tuyệt đối tránh xoa hay chạm vào bụng quá nhiều.
Ngoài ra, việc xoa bụng bầu sai cách có thể dẫn đến nhiều tác hại mà mẹ không lường trước được như: Thai nhi bị dây rốn quấn cổ, ảnh hưởng tới ngôi thai, thâm chí nặng hơn là sảy thai,...Do đó, hãy xoa bụng bầu nhẹ nhàng đúng cách theo tư vẫn của bác sĩ mẹ nhé.
Xem thêm:
> Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?