Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
6 tháng tuổi là giai đoạn bước quan trọng đánh dấu sự phát triển toàn diện của bé. Trẻ 6 tháng tuổi thường xuyên mỉm cười, thích chơi đùa cùng bố mẹ. Tìm hiểu sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi giúp bố mẹ nắm rõ sự thay đổi của bé, để có cách chăm sóc phù hợp, chuẩn khoa học.
Dựa vào bảng đánh giá chiều cao và cân nặng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình, bé gái 6 tháng tuổi sẽ nặng khoảng 7,3kg và cao khoảng 65,7cm; trong khi đó, bé trai 6 tháng tuổi có trọng lượng khoảng 7,9kg và chiều dài khoảng 67,6cm. Bạn có thể nhận thấy rằng phát triển về cân nặng của bé 6 tháng tuổi có vẻ chậm so với một số chuẩn mực.
Tính đến thời điểm này, trẻ 6 tháng tuổi đã tăng trọng gấp đôi so với khi mới sinh.
Trẻ 6 tháng tuổi đã có sự phát triển vượt bậc (Nguồn: Internet)
Một số thông tin tổng quan về sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi là:
Các mốc phát triển tiêu biểu: Bé có thể dựa vào tay để hỗ trợ cơ thể khi ngồi cũng như biết bập bẹ, thể hiện cảm xúc và sự tò mò về thế giới xung quanh. Trẻ có thể có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng.
Giấc ngủ của bé 6 tháng tuổi: Bé có thể bắt đầu ngủ qua đêm và thực hiện giấc ngủ trưa từ 2-3 lần/ngày.
Trẻ bắt đầu ăn dặm: Bé sẽ bắt đầu thử nghiệm ăn dặm trong giai đoạn này, mặc dù nguồn dinh dưỡng chủ yếu vẫn đến từ sữa mẹ.
Đối với sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi, khi nằm, bé có thể bò và thực hiện động tác lật người một cách linh hoạt. Bé còn khả năng giữ thăng bằng khi tay được kéo dậy, đồng thời có thể ngẩng đầu và tự do vận động.
Trong tư thế ngồi trên ghế, bé có thể cầm và lắc đồ chơi một cách tự nhiên. Nếu ngồi bị ngã, bé có thể tự ngồi dậy với thân người hơi gập về phía trước và sử dụng hai tay để chống đỡ.
Ngoài ra, khi bé được đỡ lưng đứng dậy, bé có thể thực hiện những động đậy nhảy.
Bố mẹ có thể quan sát sự thích ứng của bé 6 tháng tuổi thông qua các biểu hiện như:
Khi bé nằm và có đồ chơi treo, bé sẽ vươn tay ra để bắt lấy đồ chơi.
Khi bé ngồi dậy và có đồ chơi đặt trước mặt, bé sẽ cầm lấy đó.
Khi ba mẹ lấy một vật trong tay bé và đặt lên giường, bé sẽ trườn ra để lấy.
Nếu đồ chơi rơi xuống đất, bé sẽ cúi xuống để tìm.
Trẻ 6 tháng tuổi có nhiều phản ứng và thích nghi với thế giới bên ngoài (Nguồn: Internet)
Đối với sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi về ngôn ngữ, bé có những biểu hiện đáng chú ý như sau:
Bé có thể bắt đầu học nói các âm đơn và có thể phản ứng với sự thay đổi về độ to, nhỏ, cao thấp của âm thanh.
Khi học nói hoặc cảm thấy phấn khích, bé sẽ thể hiện động tác và cử chỉ, phản ứng với giọng nói của người giao tiếp.
Bé có thể biểu đạt cảm xúc qua âm thanh, có những phản ứng đặc biệt đối với từng ngữ điệu nói của người giao tiếp.
Khi nghe thấy tên mình được gọi, bé sẽ xoay đầu lại, làm cho ba mẹ có thể thực hiện nhiều trò chơi phát triển ngôn ngữ.
Khi soi trước gương, bé cười với hình ảnh của mình và đã phân biệt được hình ảnh trong gương và bản thân là hai thực thể khác nhau.
Khi hai tay thay phiên nhau chạm vào đồ vật, bé có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa các bộ phận của cơ thể.
Bé không thích sự lạ lẫm và có thể thể hiện điều này bằng cách không thích người lạ.
Khi người lớn rửa mặt bé, nếu bé không thích, bé có thể đẩy tay người lớn ra
Bé có khả năng phân biệt giữa người lớn và trẻ nhỏ, cười và chạm vào người quen.
Khi bé 6 tháng tuổi, việc bổ sung sắt là rất quan trọng do lượng sắt trong cơ thể bé giảm đi. Mẹ có thể cung cấp sắt cho bé thông qua những món ăn như bột ngũ cốc, trái cây xay nhuyễn. Bởi trái cây không chỉ giàu vitamin C giúp chuyển hóa chất sắt hiệu quả mà còn mang lại hương vị thơm ngon và mềm mịn, dễ ăn, đặc biệt được nhiều bé yêu thích.
Tiêm vacxin cho trẻ là một biện pháp quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn chặn một số loại bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc tìm hiểu sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi, bố mẹ nên tham khảo thêm lịch tiêm phòng cho bé từ bác sĩ để tiêm ngừa kịp thời, đúng thời điểm.
Bố mẹ nên chú ý đến việc tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi (Nguồn: Internet)
Bé 6 tháng tuổi thường bắt đầu phát triển răng sữa. Ba mẹ cần theo dõi dấu hiệu mọc răng để tránh tình trạng răng sữa mọc lệch và bắt đầu vệ sinh răng miệng cho bé. Sử dụng bàn chải mềm và một lượng nhỏ kem đánh răng để chải răng cho bé.
Dạy trẻ tập đứng bằng cách giữ bé ở tư thế thẳng đứng là một hoạt động quan trọng ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Ngoài ra, thời điểm này bé thích nói chuyện nên ba mẹ nên dành thời gian chơi với bé để hỗ trợ phát triển trí não và các kỹ năng cần thiết.
Nhìn chung, đối với sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi, bé trở nên năng động hơn nhiều, do đó, ba mẹ cần chú ý hơn đến lịch sinh hoạt. Dưới đây là một mô hình lịch sinh hoạt cho bé 6 tháng tuổi mà bố mẹ có thể tham khảo:
07h00: Bé thức dậy và ăn sáng bằng sữa mẹ, sữa công thức hoặc đồ ăn dặm.
09h00: Bé được cho ngủ một giấc ngắn đầu tiên trong ngày kéo dài từ 45 phút đến 1 tiếng.
10h00: Bé thức dậy, ăn bữa phụ và chơi với bố mẹ.
11h30: Bé có giấc ngủ trưa khoảng 1 tiếng.
12h30: Bé thức dậy và ăn bữa trưa.
14h00: Bé được cho ngủ trưa.
16h00: Bé thức dậy, bú bình và chơi đùa.
18h00: Bé ăn bữa tối.
19h00: Tắm, kể chuyện, và massage cho bé.
19h30: Bé đi ngủ.
Trên đây là những thông tin về sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi - cột mốc đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của bé yêu. Bố mẹ đừng bỏ qua những bài viết khác của Góc Làm Mẹ về kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chuẩn khoa học.
**Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
> Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi
> Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Tìm hiểu sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi