6 lưu ý giúp mẹ chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi dễ dàng
6 lưu ý giúp mẹ chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi dễ dàng

Trải qua 3 tháng đầu tiên với nhiều bỡ ngỡ, ở giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi cả mẹ và bé dường như đã “trưởng thành” hơn. Mẹ đã dần quen với cuộc sống với một em bé sơ sinh. Bé đã cứng cáp,linh hoạt và hoạt động nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn ở phía trước, và để việc chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi trở nên hiệu quả, dễ dàng hơn, mẹ hãy cùng Góc Làm Mẹ ghi nhớ 6 lưu ý sau đây.

Đáp ứng những nhu cầu của bé đúng lúc

Khi được 3 tháng tuổi, việc ăn, ngủ, thức của trẻ đã dần ổn định và có quy củ hơn. Kết hợp với một số biểu hiện như mút tay, khóc… mẹ hoàn toàn có thể đoán được nhu cầu của con. Lúc này, mẹ cần đáp ứng kịp thời những nhu cầu đó của trẻ. Khi các nhu cầu được đáp ứng một cách đầy đủ, mẹ sẽ nhận thấy trẻ khỏe mạnh, vui vẻ, ít cáu khóc. Mẹ sẽ cảm thấy việc chăm sóc trẻ nhẹ nhàng, bớt căng thẳng hơn. Và ngược lại.

 

Đáp ứng những nhu cầu của bé đúng lúc (Ảnh: Internet)

Chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: tương tác với bé thường xuyên

Bước vào giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng lắng nghe và miệng đã bật ra những âm thanh bi ba bi bô khi có người tương tác. Hoặc trẻ có thể phản ứng lại sự tương tác của ba mẹ bằng cách đạp chân, khua tay hoặc cười ré lên.

Ở độ tuổi này, việc tạo thói quen tương tác với trẻ thường xuyên mỗi ngày có ý nghĩa rất quan trọng. Thói quen này giúp thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ. Mẹ hãy tranh thủ chuyện trò, tương tác với trẻ mọi lúc có thể, kể cả trong lúc thay tã, lúc tắm hay trước khi đi ngủ. Mẹ có thể bắt đầu với việc bắt chước những âm thanh bi bô của trẻ. Lặp lại những từ đơn lẻ nhiều lần như “ba, bà, mẹ…” cũng là một cách hiệu quả để bắt đầu cho việc hình thành ngôn ngữ ở trẻ. 

6 lưu ý giúp mẹ chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi dễ dàng

Tương tác với bé thường xuyên (Ảnh: Internet)

Luôn có những hoạt động phù hợp khi trẻ thức

  • Khi chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, có một vài đặc điểm phát triển thể chất, cảm xúc, nhận thức của trẻ mà mẹ cần nắm rõ như:
  • Khi được 4 tháng, trẻ có thể nhấc đầu và ngực cao hơn trước. Rất nhiều trẻ đã có thể lật lẫy thành thạo và trườn người về phía trước. 
  • Chơi với các ngón tay, nắm và nghịch ngón chân khi nằm ngửa.
  • Bàn tay trẻ có thể nắm được đồ vật trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Trẻ có thể trườn đi để với các đồ vật ở phía trước.
  • Trẻ đã bắt đầu nhận biết được thế giới xung quanh, đôi mắt đã nhìn được xa hơn, linh hoạt hơn, nhìn từ vật này qua vật khác. 
  • Trẻ nhạy cảm hơn với âm thanh, có thể quay đầu về phía âm thanh

Mẹ có thể tranh thủ thời gian bé thức trong ngày và thực hiện các hoạt động phù hợp với trẻ. Những hoạt động đó sẽ góp phần phát triển thể chất và nhận thức của trẻ một cách hiệu quả hơn. 

Một số hoạt động mẹ có thể tham khảo khi chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi đó là:

  • Cho bé sờ, chạm, cầm, nắm một số loại đồ vật như sách vải, khăn tay, xúc xắc… 
  • Xem và nhìn tranh ảnh nhiều màu sắc hơn.
  • Đọc sách cho trẻ nghe, cho trẻ nghe những bài hát vui nhộn hoặc hát cho bé nghe là hoạt động mà trẻ vô cùng thích thú.
  • Đặt trẻ nằm sấp trên sàn và chơi trong một thời gian ngắn. 
  • Cho bé đi dạo gần nhà giúp bé quan sát được nhiều sự vật, cảnh vật xung quanh. 

Đảm bảo sự an toàn cho bé mọi lúc, mọi nơi

Việc đảm bảo sự an toàn khi chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi là điều mẹ cần lưu tâm. Ở giai đoạn này, trẻ có thể tự lật lẫy, tự đưa đồ vật vào miệng, thích khám phá tay chân của mình. Vì vậy, mẹ nên hạn chế để các đồ vật sắc, nhọn, kích thước nhỏ cạnh bé. Khi đặt bé một mình cần có chặn bên cạnh hoặc không gian đủ an toàn khi bé lật, xoay người. Mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng các đồ dùng cần thiết và đặt ở vị trí gần nhất với mình, hạn chế để bé một mình trong thời gian dài. 

 

6 lưu ý giúp mẹ chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi dễ dàng

Ảnh: Internet

Không so sánh sự phát triển của các em bé

Sự phát triển ở mỗi đứa trẻ là khác nhau. Vì vậy, mẹ không nên quá áp lực vì chuyện con nhẹ cân hơn hay con chậm biết lẫy hơn so với các bé khác. Việc so sánh sẽ khiến mẹ trở nên căng thẳng, mệt mỏi hơn trong hành trình chăm sóc và nuôi dạy con.

Chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: hãy suy nghĩ tích cực

Chăm con, nuôi con là một hành trình dài. Những vấn đề như ốm, sốt, con quấy khóc,… đều là chuyện có thể xảy ra. Vì vậy, mẹ hãy suy nghĩ tích cực, bình tĩnh, kiên nhẫn khi chăm sóc trẻ. Bên cạnh đó, mẹ hãy tranh thủ thời gian để nghỉ ngơi, để ngủ hay thư giãn. Như vậy, mẹ sẽ cảm thấy bớt áp lực, bớt căng thẳng hơn. Mẹ hãy nhớ rằng ở giai đoạn này, trẻ đã có thể cảm nhận được cảm xúc của người đối diện. Vì vậy, khi mẹ vui vẻ, trẻ cũng sẽ vui, thoải mái, cười nhiều hơn. Ngược lại, nếu mẹ luôn lo lắng, cáu gắt, trẻ cũng sẽ cảm thấy lo lắng, bất an và quấy khóc nhiều hơn. 

Kết luận

Từ 3 tháng tuổi trở đi, trẻ sẽ có những phát triển nhanh chóng, vượt trội về thể chất, nhận thức. Có đôi lúc mẹ sẽ cảm thấy bất ngờ về sự thay đổi đó. Hy vọng rằng với những lưu ý trên đây, quá trình chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi của mẹ sẽ trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.

*Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay khám chữa bệnh. 

Nguồn tham khảo thêm: https://www.healthywa.wa.gov.au/Articles/A_E/Child-development-3-6-months

Xem thêm:

4 nơi nhạy cảm trên cơ thể bé sơ sinh không nên chạm để tránh tổn thương

Khi nào bé bắt đầu nhớ khuôn mặt và đồ vật?

Bài viết liên quan
Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi như thế nào? Cách chăm sóc
Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi như thế nào? Cách chăm sóc
Sự phát triển của trẻ 2 tháng tuổi sẽ như thế nào? Chăm sóc trẻ một cách đúng cách là cơ hội tuyệt vời để tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện của bé.
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi sau khi sinh như thế nào?
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi sau khi sinh như thế nào?
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi đóng vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách và khả năng tương tác của bé.
Sự phát triển của trẻ mới sinh có gì thú vị?
Sự phát triển của trẻ mới sinh có gì thú vị?
Sự phát triển của trẻ mới sinh luôn thú vị. Điều quan trọng nhất mẹ có thể làm cho trẻ sơ sinh là phản ứng kịp thời khi trẻ khóc hoặc gặp vấn đề
3 lời khuyên hữu ích cho mẹ khi chăm sóc trẻ 3-6 tháng tuổi
3 lời khuyên hữu ích cho mẹ khi chăm sóc trẻ 3-6 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ 3-6 tháng tuổi sao cho hiệu quả hơn. Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ, cho trẻ ngủ đủ và sâu giấc, trò chuyện thường xuyên là những lời khuyên giúp việc chăm bé của mẹ tốt hơn.
Đồ dùng cho trẻ mới sinh gồm những gì?
Đồ dùng cho trẻ mới sinh gồm những gì?
Trẻ sơ sinh là những thiên thần bé nhỏ, cần được chăm sóc đặc biệt trong những năm tháng đầu đời vì hệ miễn dịch của con còn yếu kém, chưa phát triển toàn diện. Chính vì thế, mẹ hãy thật cẩn trọng trong việc chọn lựa những món đồ dùng cho trẻ mới sinh, để
Các loại thoát vị ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Các loại thoát vị ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Thoát vị ở trẻ em và trẻ sơ sinh là một vấn đề sức khỏe phổ biến, khiến cho các bậc phụ huynh và những người chăm sóc trẻ đều quan tâm và lo lắng.