Bế con quá nhiều có làm hư con không?
Bế con quá nhiều có làm hư con không?

Việc bố mẹ bế bé quá nhiều có phải là đang chiều chuộng con quá hay có thể làm hư con không? Hoặc thậm chí bé quen với việc được bế ngủ hơn là tự ngủ. Điều này có ảnh hưởng gì đến tâm lý của trẻ không, có tạo thói quen xấu cho trẻ không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé. 

Có thể bạn quan tâm:

3 Giai đoạn vàng giúp trẻ thông minh bố mẹ cần biết

5 Điều ảnh hưởng đến trẻ nếu ba mẹ "dạy con bằng roi"

Bế con quá nhiều sẽ làm hư con?

Thưa, câu trả lời sẽ là KHÔNG.

Vì theo như David Mrazek - Bác sĩ Y Khoa, kiêm Chủ tịch Tâm thần & Tâm lý học của Mayo Clinic chia sẻ rằng, ít nhất 6 tháng đầu đời của bé, việc bế con nhiều không làm hư bé. Ông nói rằng việc bế bồng này sẽ giúp trẻ thấy an toàn hơn, cảm giác được an ủi cũng như giúp xây dựng mối quan hệ yêu thương giữa cha mẹ và con cái. Và hành động này không thể làm hư con được. 

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Ester Schaler Buchholz cũng đã nhấn mạnh rằng, trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời, đó là thời gian trẻ học cách tin tưởng vào bản thân cũng như người chăm sóc mình.

Bế con quá nhiều có làm hư con không?Ảnh minh họa (Internet)

Việc bế bồng là sự an tâm của bé

Hầu hết các chuyên gia đều có chung một chia sẻ rằng: Trong những tháng đầu đời của trẻ, sự sống còn đối với con là: ăn - ngủ - sự an tâm. Do đó, bố mẹ hãy làm bất cứ điều gì để đáp ứng cho bé con bé những nhu cầu này. 

Sau 3-4 tháng, lúc này bố mẹ bắt đầu nghĩ tới việc đưa con vào những nề nếp sinh hoạt mà gia đình bạn mong muốn cũng chưa muộn. 

Tất nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau.  Có những đứa trẻ cần nhiều thời gian hơn thế để có thể không cần đến sự bế bồng của bố mẹ và điều đó là bình thường. Đồng thời, cũng sẽ có những đứa trẻ khó tính hơn, chúng sẽ phá vỡ những lý thuyết này nhưng hầu hết đều chóng qua và không thể tồn tại mãi mãi. 

Chắc chắn, bé con sẽ tiếp tục tìm mẹ hàng đêm cho tới 2-3 tuổi nhưng cuối cùng con cũng sẽ dừng lại ở một độ tuổi nhất định. Nói dễ hiểu hơn, bạn có thấy sinh viên đại học nào vẫn cần ngậm ti giả hoặc cần phải bế ru để ngủ vào ban đêm không?

Vậy nên, bố mẹ đừng lo lắng, hãy thư giãn đi!

Bế con quá nhiều có làm hư con không?Ảnh minh họa (Internet)

Khi trẻ lớn nhu cầu cũng sẽ thay đổi

Khi con lớn lên và thay đổi, nhu cầu của chúng cũng sẽ thay đổi theo. Theo những chia sẻ của những người mẹ, thì chúng ta có thể nói rằng kể cả khi bạn muốn hoặc bé đòi hỏi bế ru, ôm ấp khi ngủ trong 3 hay 8 tháng, và bạn nghĩ rằng bé sẽ như vậy mãi, nhưng không phải vậy. Chính những khoảnh khắc mà bạn từng nghĩ hoặc nhiều người nghĩ rằng “Sẽ làm hư con” đó là thứ giúp con chinh phục những bước thay đổi dễ dàng hơn và lớn lên.

3 năm đầu đời của trẻ là rất quan trọng với sự phát triển trí não của bé. Đây là lúc mà bé con của bạn sẽ dần dần tìm hiểu về thế giới bên ngoài liệu có an toàn và thân thiện hay không, hay là đáng sợ và mạo hiểm. Do đó, việc tạo ra một môi trường an toàn, tạo sự bảo bọc để con cảm thấy an tâm và được yêu thương sẽ tác động sâu sắc tích cực tới hạnh phúc của một đứa trẻ. Điều này chính là  nền tảng để tạo ra một “người lớn” khỏe mạnh và tự tin hơn.

Bế con không không có nghĩa là con “hư” hay con có vấn đề gì. Đồng thời, bố mẹ cũng đừng nên so sánh con với những em bé có thể chịu tự nằm một mình khác. Vì sự phát triển tâm lý, hành vi của các con là khác nhau và điều này hoàn toàn bình thường. 

Cứ an tâm mà an ủi, xoa dịu, yêu thương em bé của bạn nhiều như bạn muốn, các mẹ nhé!

Nguồn: Linh Phan/ Gentle Parenting Coach

Bài viết liên quan
Em bé bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Em bé bị vàng da: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Em bé bị vàng da là một trong những vấn đề thường gặp khi mới sinh. Thông thường, vàng da ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm và sẽ tự giảm đi sau vài tuần.
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè do đâu? Dấu hiệu và cách xử lý hiệu quả
Trẻ sơ sinh khò khè xuất phát từ sự tắc nghẽn trong đường hô hấp dưới, thường xảy ra ở trẻ mới sinh và trẻ dưới 2-3 tuổi.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh lâu ngày không khỏi
Khi bé con của bạn phải trải qua cơn sốt kéo dài hoặc dai dẳng, điều này không chỉ khiến cho các bậc phu huynh lo lắng mà còn khiến cho trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sức đề kháng của con.
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.