Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh. Do đó, việc tìm hiểu cách chăm sóc bé rất quan trọng. Trong bài viết này, Góc Làm Mẹ sẽ chia sẻ về hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh do đâu và cách xử lý an toàn.
Mụn sữa là một loại mụn trứng cá xuất hiện ở trẻ sơ sinh, thường từ vài tuần đến vài tháng tuổi. Thực tế, mụn sữa không phải là một vấn đề nghiêm trọng và thường không gây đau đớn hoặc ngứa cho bé. Tuy nhiên, đối với các bậc phụ huynh, mụn sữa ở trẻ sơ sinh nổi trên da có thể gây cảm giác lo lắng.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì (Ảnh: Internet)
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện dưới dạng các đốm mụn nhỏ màu trắng hoặc vàng, thường xuất hiện trên mặt, cổ, vai và đôi khi ở đầu bé. Các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể có thể bao gồm:
Các đốm mụn trắng nhỏ: Mụn sữa thường xuất hiện dưới dạng các đốm mụn màu trắng, màu vàng hoặc màu da tự nhiên trên da bé.
Không gây ngứa hoặc đau đớn cho bé: Mụn sữa thường không gây khó chịu, ngứa hoặc đau rát cho bé. Ngoài ra, da ở vùng xung quanh các đốm mụn thường không bị sưng tấy.
Có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc nổi thành cụm: Mụn sữa có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc trong các nhóm nhỏ trên làn da của bé.
Vị trí phổ biến: Mụn sữa thường xuất hiện trên mặt, cổ, vai và đôi khi ở da đầu bé.
Thời gian biến mất: Thông thường, mụn sữa ở trẻ sơ sinh sẽ tự tan biến sau một thời gian và không để lại sẹo.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị mụn sữa (Ảnh: Internet)
Dưới đây là một số yếu tố có thể gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh:
Tác động từ hormone: Trong thời kỳ mang thai, mẹ sản xuất các hormone có thể tác động lên cơ địa của bé. Sự thay đổi nhanh chóng của nồng độ hormone này có thể gây kích thích tăng sản xuất dầu ở da bé, tạo điều kiện cho mụn sữa hình thành.
Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh mắc bệnh và cần phải sử dụng thuốc điều trị. Tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể làm thay đổi tính trạng da của bé và gây ra mụn sữa.
Chế độ ăn uống và sữa công thức: Một số trẻ sơ sinh có thể phản ứng với thành phần trong sữa công thức, đặc biệt là đạm Albumin, dẫn đến sự kích thích và hình thành mụn sữa.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Chế độ ăn uống của mẹ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe da của bé. Việc tiêu thụ nhiều thực phẩm cay và nóng, kết hợp với hệ tiêu hóa yếu kém của trẻ sơ sinh, có thể làm tăng nguy cơ mụn sữa.
Phì đại tuyến bã nhờn: Một số trường hợp trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn có thể gây viêm da và hình thành mụn sữa.
Nguyên nhân gây ra mụn sữa ở trẻ sơ sinh (Ảnh: Internet)
Chăm sóc da của bé khi mụn sữa xuất hiện là một phần quan trọng trong việc đảm bảo làn da của bé luôn khỏe mạnh và thoải mái. Dưới đây là một số cách chăm sóc khi mẹ phát hiện mụn sữa ở trẻ sơ sinh:
Sử dụng nước ấm để làm sạch da: Khi tắm bé, bố mẹ hãy sử dụng nước ấm và bông gòn mềm để làm sạch nhẹ da của bé. Tránh dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh, vì nó có thể làm tổn thương da nhạy cảm của bé. Đồng thời, mẹ nên làm sạch da cho trẻ một cách nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh mẽ.
Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ: Bố mẹ nên lựa chọn sữa tắm không chứa hương liệu và chất tạo màu, đặc biệt được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm này giúp bảo vệ da bé khỏi tác động hóa học có thể gây kích ứng. Khi tắm cho bé, bố mẹ hãy thoa sữa tắm nhẹ nhàng lên da, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Không nên nặn, cạy mụn sữa ở trẻ sơ sinh: Dù có thể khó chịu, bố mẹ hãy tránh cố gắng bóc mụn sữa của con hoặc tránh để bé sờ tay, bóc hay cạy mụn sữa. Việc này có thể gây tổn thương da và dẫn đến viêm nhiễm. Mẹ hãy để mụn sữa của con tự tan biến theo thời gian.
Sử dụng kem dưỡng ẩm thích hợp cho trẻ sơ sinh: Khi con bị mụn sữa với tình trạng nhiều, để làn da con sớm trở về trạng thái mềm mịn, bố mẹ nên chọn kem dưỡng ẩm dịu nhẹ. Kem dưỡng ẩm giúp giữ cho da của bé không bị khô và ngứa. Ngoài ra, nên chọn loại kem dưỡng ẩm không chứa hương liệu và các thành phần có thể gây kích ứng da cho da của bé. Khi thoa kem, bố mẹ nên làm sạch da bé và massage một cách nhẹ nhàng, giúp cho da mềm mịn, không bị xước xát.
Qua bài viết này, Góc Làm Mẹ hy vọng mẹ bỉm đã hiểu rõ hơn về tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh. Để làn da của con luôn được mềm mịn và khô thoáng, đặc biệt là với trẻ sơ sinh, bố mẹ hãy kiên nhẫn và chăm sóc con một cách khoa học. Nếu mẹ phát hiện bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm nào như sưng, đỏ, và có mủ trên da của bé, hãy đưa con đến gặp bác sĩ sớm nhất.
**Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: