Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Các nhà khoa học tại Đại học Harvard đã từng kết luận rằng trí thông minh không chỉ được quyết định bởi di truyền. "Một cặp cha mẹ không thông minh, nhưng nếu họ cung cấp một môi trường tốt cho con cái, rất có thể phát triển một đứa trẻ có IQ cao", Richard Weissbourd, giáo sư tâm lý học hành vi trẻ em tại Đại học Harvard nói.
Do đó, bố mẹ hãy nắm bắt tốt được giai đoạn đoạn “vàng” để giúp con có thể phát triển và cải thiện trí thông minh hiệu quả nhé.
Có thể bạn quan tâm:
> 8 Bài học đầu đời bố mẹ nhất định phải dạy cho bé con
> 3 Thói quen cảnh báo trước tương lai "chông chênh" của trẻ, bố mẹ cần giúp bé sửa ngay
Theo nghiên cứu, não của trẻ sơ sinh có trọng lượng chỉ bằng bằng 25% so với não người lớn. Tuy nhiên trước ba tuổi, trọng lượng não của bé sẽ tăng lên, bằng 85% so với người lớn. Lúc này có thể nói là giai đoạn mà các tế bào thân kinh não kết nối nhanh và mạnh với tốc độ 700-1000 lần mỗi giây. Do đó, đây là giai đoạn mà não bé phát triển tốt, cải thiện trí thông minh hiệu quả.
Lời khuyên cho cha mẹ giai đoạn này là tích cực khuyến khích, động viên để con tự tin, có động lực khám phá thế giới muôn màu. Càng hiểu biết về thế giới xung quanh, con sẽ càng thông minh.
Ảnh minh họa (Internet)
Khi bé bước vào giai đoạn từ 5-7 tuổi chính là giai đoạn não bộ của bé bước vào thời kỳ đệm nên không phát triển nhanh như giai đoạn trước 3 tuổi. Tuy nhiên, nhìn chung thì khi bé 5-7 tuổi tốc độ phát triển của não rất sẽ rất nhanh
Não sẽ bao gồm não phải và não trái. Não trái thiên về khả năng nói, phân tích và thứ tự, não phải sẽ thiên về khả năng đọc, viết và tính toán. Vậy nên, nếu có thể bó mẹ hãy cố gắng rèn luyện cho con phát triển song song cả hai phần não để giúp con có thể thông minh hơn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất như mỹ thuật, âm nhạc... để giúp con có thể khám phá thế giới quan. Thời điểm này, bố mẹ hãy thường xuyên khích lệ trẻ đặt câu hỏi nhằm rèn luyện tư duy phản biện nhằm tăng trí tưởng tượng.
Ảnh minh họa (Internet)
Giai đoạn 3: Bé từ 8-10 tuổi
Khi bước vào giai đoạn từ 8 đến 10 tuổi trẻ đều đến trường để học tập một cách hệ thống. Vậy nên, giai đoạn này những khả năng về kiến thức, nhận thức và thế giới quan của trẻ cũng thay đổi rất nhiều. Điều này không có nghĩa là bộ não của bé sẽ được cải tiến và tổ chức lại.
Theo nhà tâm lý học Richard Weissbourd, giai đoạn từ 5-10 tuổi là giai đoạn hoạt động cụ thể, nghĩa là trẻ có thể suy nghĩ cũng như tính toán một cách logic từ những việc cụ thể.
Ảnh minh họa (Internet)
Giai đoạn này bố mẹ phải quan tâm và sát sao hơn trong quá trình nuôi dạy con cái. Bởi vì đây là giai đoạn có tác động lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách hoàn chỉnh của trẻ ở tương lai.
Trước 11 tuổi, bố mẹ rất dễ giúp con có thể từ bỏ thói quen xấu, nhưng sau độ tuổi nếu muốn thay đổi sẽ rất khó khăn.
Hy vọng, với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bố mẹ có thể nắm bắt được những thời điểm quan trọng để dạy con đúng cách, khoa học, giúp con phát triển hiệu quả.
Xem thêm: