10 Cơn đau mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua
10 Cơn đau mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua

Mang thai là một quá trình gian nan. Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ không chỉ có những thay đổi rõ rệt mà còn xuất hiện những cơn đau. Dưới đây là những cơn đau thường gặp ở mẹ bầu.

Có thể mẹ quan tâm:

10 Điều mẹ bầu cần kiêng cữ trong 3 tháng đầu thai kỳ

Mẹ mang thai 2 tuần uống thuốc cảm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Đau bụng

Khi mang thai, mẹ thường bị đau bụng, đây là một tình trạng thường gặp và không có gì nguy hiểm. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do đầy hơi, ợ nóng, táo bón hoặc do sự phát triển của thai nhi trong cơ thể mẹ. Cơn đau này sẽ hình thành khi trứng bắt đầu làm tổ trong tử cung, hoặc do sự kéo giãn của dây chằng tròn hỗ trợ tử cung.

2. Đau lưng

Thông thường, sẽ có hai vị trí đau lưng thường gặp mà mẹ bầu cần biết. 

  • Một là đau ở vùng lưng hoặc thắt lưng
  • Hai là đau vùng chậu phía sau. 

Nguyên nhân gây ra những cơn đau này có thể là vì tăng cân, mẹ đã đứng hoặc ngồi sai tư thế, nội tiết tố bị thay đổi và cơ bị tách ra do tử cung mở rộng.

10 Cơn đau mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua

Ảnh minh họa (Internet)

3. Hội chứng ống cổ tay

Ngoài những cơn đâu trên, mẹ bầu cũng thường bị đau ở cổ tay, khớp ngón tay và ngón tay thường có cảm giác tê, ngứa ran,...Đây đều là những triệu chứng phổ biến của hội chứng ống cổ tay. 

Thông thường, hội chứng ống cổ tay này thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai, thứ ba và thậm chí vẫn tiếp diễn sau khi sinh.

4. Đau âm đạo

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có cảm giác bị đau âm đạo. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do tử cung đang mở rộng và thể tích máu gia tăng ở vùng xương chậu. Ngoài ra, nếu mẹ bàu bị táo bón (do ảnh hưởng của các hormone trong thai kỳ) cũng có khả năng gây đau âm đạo ở mẹ bầu..

5. Đau đầu

Đây cũng là một dấu hiệu thường thường gặp, mà phụ nữ khi mang thai sẽ mắc phải. Tuy nhiên, những cơn đau đầu sẽ không liên tục hoặc sẽ hết hẳn trong tam cá nguyệt cuối cùng. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này có thể là do sự thay đổi hormone trong cơ thể mẹ.

10 Cơn đau mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua

Ảnh minh họa (Internet)

6. Chuột rút ở chân

Chuột rút ở chân cũng thường xảy ra ở nhiều mẹ bầu. Đây là một cơn đau nhói do tình trạng cơ bị co rút đột ngột gây ra. Đôi lúc, tình trạng này kéo dài và mẹ cần có ai đó hỗ trợ để giúp duỗi thẳng chân. Những cơn chuột rút thường gây đau ở bắp chân hay mặt sau của đùi.

7. Đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa là một trong những tình trạng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai. Để giúp xương chậu sẵn sàng cho quá trình sinh nở, cơ thể bắt đầu tiết ra hormone relaxin. Chính vì thể sẽ làm ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, làm cho dây thần kinh tọa bị chèn ép ở giữa. Khi đó, mẹ bầu có thể cảm nhận những cơn đau nhói lan xuống mông và mặt sau của chân.

10 Cơn đau mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua
Ảnh minh họa (Internet)

8. Bệnh trĩ

Phụ nữ khi mang thai thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Nguyên nhân là vì tử cung giãn nở gây áp lực lên các tĩnh mạch khung chậu cũng như làm ảnh hưởng đến các tĩnh mạch chi dưới. Điều này diễn ra sẽ  làm giảm lưu thông máu ở nửa chi dưới của cơ thể, tăng áp lực lên ổ bụng và gây ra trĩ.

9. Đau xương sườn

Trong ba tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ thường có dấu hiệu bị đau xương sườn. Tuy nhiên, đau xương sườn có thể tín hiệu tốt vì cơn đau cho thấy rằng thai nhi phát triển ngày càng lớn và tác động lên xương sườn khi cử động.

10. Đau vú

Đau vú là một tình trạng dễ gặp ở những phụ nữ mang thai. Đau vú có thể xảy ra trong một vài hoặc diễn trong tất cả tam cá nguyệt thai kỳ của mẹ. Đây là tình trạng phổ biến, bình thường nên mẹ đừng quá lo lắng nhé! 

Nguyên nhân chỉ yếu là cơ thể mẹ bị thay đổi về nội tiết tố diễn ra trong lúc mang thai. Nên, những cơn đau xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 3 cũng là vì các tuyến sữa đang chuẩn bị để có thể sản xuất sữa mẹ.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho mẹ. Mẹ bầu hãy tham khảo để đừng quá lo lắng nếu cơ thể mẹ xuất hiện một trong những cơn đau trên nhé!

Xem thêm:

Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Cảm giác của thai nhi sẽ thế nào khi mẹ bầu trở mình?

Bài viết liên quan
Có bầu thèm ăn mặn là trai hay gái?
Có bầu thèm ăn mặn là trai hay gái?
Thèm ăn mặn khi có bầu có thật sự là dấu hiệu sinh con trai? Tìm hiểu quan niệm dân gian và những lời khuyên khoa học cho mẹ bầu tại đây!
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì nếu gặp tình trạng này? Tìm hiểu bài viết nhé.
Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn
Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn
Trong quá trình mang thai, việc lưu ý đến thực đơn cho mẹ bầu là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K mẹ nên tham khảo ngay để chăm sóc da trong những tháng thai kỳ.
Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết
Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết
Trong thai kỳ, việc cân nặng tăng hay giảm đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Bài viết sau đây, Góc Làm Mẹ sẽ giúp cho mẹ bầu nhà mình biết thêm về những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả. 
10 Dấu hiệu mang thai con gái dễ nhận biết biết mẹ bầu chớ bỏ qua
10 Dấu hiệu mang thai con gái dễ nhận biết biết mẹ bầu chớ bỏ qua
Các mẹ nhà mình có thể dự đoán thai nhi là bé trai hay bé gái thông qua 10 dấu hiệu mang thai con gái mà Góc Làm Mẹ tổng hợp trong bài viết sau đây.