Cảm giác của thai nhi sẽ thế nào khi mẹ bầu trở mình?
Cảm giác của thai nhi sẽ thế nào khi mẹ bầu trở mình?

Trong những tháng thai kỳ,  có rất nhiều điều khiến mẹ bầu phải bận tâm, đặc biệt là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Những cử động, xoay trở người khi ngủ có thể trở thành vấn đề đau đầu.

Có thể bạn quan tâm:

Khi mang thai bị nóng trong bụng có nguy hiểm không?

Mẹ bầu giật mình có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mẹ bầu trở mình khi ngủ có ảnh hưởng thai nhi không?

Chị H. cảm thấy khó khăn mỗi khi nằm ngủ bởi chị không dám cử động vì luôn cảm thấy rằng bé con trong bụng của mình cũng di chuyển theo. Chị H mang thai được 8 tháng, bụng to lên vượt mặt ở tam cá nguyệt thứ 3 khiến cho việc di chuyển, đi lại cũng như nằm ngủ của chị khó khăn hơn rất nhiều. Việc trở người khi ngủ là vấn đề khiến chị lo lắng. 

Có hôm ngày hè nóng nực nên chị ngủ thường hay trở mình, đột nhiên chỉ cảm nhận bé con trong bụng lăn lộn. Con cử động nhiều quá mức khiến chị lo lắng. Chị phải nằm yên tĩnh một lúc thì mới thấy con nằm im theo. Chị phân vân không biết có phải do trở mình nhiều mà ảnh hưởng đến thai nhi không.

Thai nhi sẽ cảm thấy thế nào khi mẹ trở mình

Việc trở mình khi mang thai khiến nhiều mẹ lo lắng ảnh hưởng đến bé con (Ảnh: Internet)

Thai nhi cảm thấy thế nào khi mẹ trở mình?

Có các biểu cảm khác nhau

Khi mẹ trở người, thai nhi trong bụng sẽ vô thức cảm nhận được những thay đổi, những cú sốc bên ngoài nên cũng sẽ có những phản ứng dựa trên các phản ứng của mẹ. Ví dụ như tức giận, ngạc nhiên, buồn bã hay vui sướng,... Ngoài ra, bé còn cũng có một số cử động biểu cảm như đạp vào bụng liên tục. Biểu hiện này có thể  là bé đang vui mừng hoặc có thể cảm thấy khó chịu, mẹ cần an ủi kịp thời. 

Thai nhi sẽ cảm thấy thế nào khi mẹ trở mìnhNhững lúc mẹ ngủ chưa chắc bé đã ngủ, có thể là đang vui chơi, quậy phá trong bụng mẹ (Ảnh: Internet)

Nuốt nước ối

Các chuyên gia cũng cho biết rằng, thai nhi có thể nuốt nước ối một cách thoải mái khi mẹ lật người. Điều này là tiền đề để giúp bé con rèn luyện khả năng thở của thai nhi.

Mỗi lần lật người, thai nhi cũng sẽ hít phải một ít nước ối, bé có thể nuốt và nôn trớ thoải mái. Ơ giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, khi lượng nước ối tăng dần thì khả năng nuốt và nôn nước ối của thai nhi sẽ ngày càng khéo léo hơn. Đây là một nền tảng vững chắc cho hoạt động sau này nên mẹ không cần quá lo lắng. 

thai nhi sẽ cảm thấy thế nào khi mẹ trở mìnhTư thế ngủ đúng khi mang thai (Ảnh: Internet)

Ngủ

Việc mẹ trở mình đôi khi cũng không ảnh hưởng gì đến bé, con nhất là giấc ngủ. Vốn dĩ thai nhi sẽ nằm dưới sự bảo vệ của nước ối ví như một chiếc nôi. Khi mẹ trở mình thì ngay lập tức chiếc nôi này giúp lật ngược thai nhi mà không đánh thức bé, Đôi khi những cử động, trở mình của mẹ cũng có thể giúp bé con dễ ngủ hơn bởi lúc này thai nhi giống như nằm trong nôi và ngủ an toàn hơn.

Chơi

Có thể những lúc mẹ trở mình, thai nhi trong bụng cũng sẽ tinh nghịch di chuyển, vui đùa, thỉnh thoảng dùng tay xoa bụng mẹ. Chính vì thế, những lúc như thế này mẹ sẽ cảm thấy một phần nào đó của bụng nhô ra, tức là có chuyển động của thai nhi bên trong. Điều này cũng là cách để bé con nhắc nhở mẹ rằng bé chưa ngủ và đang chơi.

Trong suốt quãng thời gian thai kỳ, hoạt động của mẹ và thai nhi có thể giống hoạt khác với nhau. Thực tế, có lúc mẹ bầu nằm ngủ có thể thai nhi đang ngủ hoặc đang chơi đùa. Vậy nên, việc xoay người, trở người của mẹ không ảnh hướng đến thai nhi quá nhiều. Đôi lúc điều này còn mang lại cảm giác khác lạ, thoải mái, vui vẻ cho bé con. 

Tuy nhiên, khi mang thai bé và mẹ là hai cá thể không thể tách rời, nên việc di chuyển, vận động mạnh, trở người mẹ cũng nên hạn chế, thực hiện nhẹ nhàng từ tốn để tránh làm ảnh hưởng đến bé con mẹ nhé. 

Xem thêm:

3 Thời điểm mẹ không nên xoa bụng bầu

Thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không?

Bài viết liên quan
Có bầu thèm ăn mặn là trai hay gái?
Có bầu thèm ăn mặn là trai hay gái?
Thèm ăn mặn khi có bầu có thật sự là dấu hiệu sinh con trai? Tìm hiểu quan niệm dân gian và những lời khuyên khoa học cho mẹ bầu tại đây!
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì nếu gặp tình trạng này? Tìm hiểu bài viết nhé.
Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn
Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn
Trong quá trình mang thai, việc lưu ý đến thực đơn cho mẹ bầu là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K mẹ nên tham khảo ngay để chăm sóc da trong những tháng thai kỳ.
Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết
Những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả không phải ai cũng biết
Trong thai kỳ, việc cân nặng tăng hay giảm đều có những ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi. Bài viết sau đây, Góc Làm Mẹ sẽ giúp cho mẹ bầu nhà mình biết thêm về những cách kiểm soát cân nặng khi mang thai hiệu quả. 
10 Dấu hiệu mang thai con gái dễ nhận biết biết mẹ bầu chớ bỏ qua
10 Dấu hiệu mang thai con gái dễ nhận biết biết mẹ bầu chớ bỏ qua
Các mẹ nhà mình có thể dự đoán thai nhi là bé trai hay bé gái thông qua 10 dấu hiệu mang thai con gái mà Góc Làm Mẹ tổng hợp trong bài viết sau đây.